Học sinh Hà Nội nghỉ học khi trời rét dưới 10 độ C
Do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh nên khu vực Hà Nội sẽ có những ngày rét đậm, rét hại. Bên cạnh đó, khí hậu mùa Đông Xuân là thời điểm cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển đặc biệt là các bệnh truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa. Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng các đơn vị, trường học trực thuộc Sở, Giám đốc các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thường xuyên theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại được phát tại bản tin dự báo thời tiết trong chương trình “Chào buổi sáng" trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam và chương trình "Hà Nội buổi sáng" trên kênh H1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội vào 06 giờ sáng hàng ngày.
Căn cứ vào thông tin này, Thủ trưởng các đơn vị trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố chủ động điều chỉnh giờ học hoặc cho học sinh nghỉ học, cụ thể:
- Học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C.
- Học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7°C.
Kiểm tra và sửa chữa kịp thời của các phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... bảo đảm tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ẩm cho học sinh. Đối với các trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm bảo đảm cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt, chỗ nghỉ trưa đủ ấm. Đối với các trường, nhóm lớp mầm non cần bảo đảm có nước ấm để chăm sóc và phục vụ trẻ em.
Không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại; các trường phối hợp cha mẹ học sinh nhắc nhở các em mặc đủ ấm, nhà trường không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày trời rét. Trong những ngày rét đậm, rét hại căn cứ điều kiện thời tiết của từng địa phương, các trường có thể điều chỉnh thời gian học sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần linh hoạt giải quyết để học sinh được vào học.
Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương và ngành Y tế tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong trường học. Tăng cường tuyên truyền cho giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước uống, nước sạch và triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường trong trường học./.
Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.
0