Học sinh tiểu học tư thục được hỗ trợ học phí
Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đang lấy ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan đối với dự thảo văn bản hướng dẫn về quy trình thực hiện hỗ trợ học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập.
Theo đó, đối tượng nhận hỗ trợ là học sinh tiểu học cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn được quy định tại Quyết định Công nhận danh sách địa bàn không đủ trường tiểu học công lập tại TP HCM năm học 2023 - 2024 của UBND TP HCM, đang học tại các cơ sở giáo dục tư thục trên địa bàn.
Mức hỗ trợ đối với năm học 2023-2024 dự kiến: nhóm 1 là 300 nghìn đồng/học sinh/tháng, nhóm 2 là 100 nghìn đồng/học sinh/tháng. Kinh phí hỗ trợ đóng học phí được cấp theo thời gian học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học và thực hiện chi trả cho người học hai lần trong năm vào đầu các học kỳ của năm học.
Theo Quyết định Công nhận danh sách địa bàn không đủ trường tiểu học công lập tại TP HCM năm học 2023-2024, có 147 phường, xã, thị trấn được UBND thành phố xác định là địa bàn không đủ trường tiểu học công lập. Trong đó, TP Thủ Đức là nơi có nhiều phường thiếu trường tiểu học công lập nhất với 33 phường. Quận Tân Bình có 15 phường, Bình Tân có 9 phường. Ngay trung tâm Quận 1 của thành phố cũng có 4 phường.
Các quận 4, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, huyện Củ chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè đều có các phường, xã không có đủ các trường tiểu học. Riêng quận 3, quận 5, quận Phú Nhuận, huyện Cần Giờ không có phường, xã, thị trấn thỏa mãn một trong hai tiêu chí quy định.
TP HCM đang nghiên cứu chính sách miễn học phí cho học sinh trên địa bàn. Thành phố mong muốn đến năm 2025 sẽ có được chính sách miễn học phí cho học sinh. Do đó, thành phố sẽ nghiên cứu kỹ, trên cơ sở cân đối ngân sách thành phố, theo quy định hiện hành.
Thực hiện kế hoạch năm học 2024-2025 và điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi, sáng nay 1/11, tại trường Tiểu học Bà Triệu, phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học. Đây là một trong những hoạt động chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô.
Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.
Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.
Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.
Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
0