Học sinh vùng lũ dữ quay trở lại trường học

Hoàn lưu bão số 3 đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành giáo dục, trong đó có 65 trường bị ngập lụt và sạt lở với tổng thiệt hại lên tới 57 tỷ đồng. Sau bão, với sự giúp sức của cả hệ thống chính trị, đến nay chỉ còn 5 trường và một điểm trường chưa thể cho học sinh đi học.
Quang cảnh trường Tiểu học Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái sau bão

Lũ dữ ập đến đã nhấn chìm toàn bộ tầng một, cùng sách vở của giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái. Chưa đầy một tuần sau thiên tai, gần 1.200 em học sinh của ngôi trường này đã có được niềm vui đến trường. Tiết chào cờ đầu tuần không được tổ chức mà thay vào đó là cảnh cô trò hỏi thăm nhau. Bởi thiên tai cũng cuốn trôi toàn bộ tài sản và đồ dùng sinh hoạt, học tập của nhiều gia đình học sinh. Đến được trường hôm nay đã là một cố gắng rất lớn.

Dẫu còn nhiều khó khăn song không chỉ sẵn sàng cho các tiết học, mà ngay trong ngày học đầu tiên, trường Tiểu học Nguyễn Thái Học đã đảm bảo nấu ăn bán trú cho học sinh.

Học sinh đã được đến trường sau nhiều ngày nghỉ gián đoạn do bão số 3

Hào hứng, vui mừng, phấn khởi là tâm trạng của nhiều em học sinh khi trở lại trường học sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3. Dù trời có mưa to nhưng các em vẫn được bố mẹ, ông bà đưa đi học từ rất sớm.

Nguyễn Bảo Châu - Lớp 4, trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái chia sẻ: "Trường con bị ngập rất là nặng, con phải ở nhà hơn một tuần rồi, hôm nay được đi học con rất vui và háo hức".

Theo thời khoá biểu, sáng thứ hai đầu tuần toàn trường sẽ tổ chức sinh hoạt dưới cờ, tuy nhiên, do trời mưa to, thiết bị loa, đài bị hỏng do ngập nước lũ nên nhà trường đã chỉ đạo các lớp tổ chức sinh hoạt tại lớp học. Chủ đề của tiết sinh hoạt đầu tuần chính là về những ảnh hưởng của bão lũ.

Trong ngày đầu tiên đi học trở lại sau bão lũ, toàn trường Tiểu học Kim Đồng có 905 trên tổng số 941 em học sinh đã đi học, hiện còn 36 em học sinh vẫn chưa thể đến trường do ảnh hưởng của bão lũ và sạt lở đất.

Hiện công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ vẫn đang được các trường triển khai thực hiện song song với việc dạy và học. Sự chủ động, nỗ lực và sự đồng lòng của các thầy cô giáo cùng học sinh chính là động lực để niềm vui đến trường của học sinh sau bão lũ được trọn vẹn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.