Học trò bán trú vùng cao, 11 em hai gói mỳ tôm | Hà Nội tin mỗi chiều

Học trò bán trú vùng cao, 11 em hai gói mỳ tôm; Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Nội vụ điều chỉnh vị trí việc làm y tế học đường; Việt Nam xếp thứ 58 thế giới và thứ 7 châu Á về độ thông thạo tiếng Anh... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Học trò bán trú vùng cao, 11 em hai gói mỳ tôm

Theo phản ánh, tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1, thuộc huyện Bắc Hà, Lào Cai, thức ăn mỗi mâm của 11 học sinh chỉ có hai gói mì tôm nấu loãng chan với cơm, trong khi bảng thực đơn ghi mỗi học sinh được một gói mì tôm, một quả trứng. Bữa sáng không đủ theo định lượng, bữa trưa và bữa tối cũng không khá hơn là bao, khi mỗi mâm 11 em chỉ có một ít giò thái nhỏ cùng một nồi canh. Thế nhưng hiệu trưởng nhà trường cho như thế này là đủ khẩu phần. Ăn không đủ cả về chất và lượng, đến chuyện tế nhị như giấy vệ sinh cũng không có đủ. Thế nên nhiều học sinh trong trường đã có sáng kiến là sử dụng lá su su, thứ sẵn có trong sân trường thay giấy.

Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai). Ảnh: VOV

Ngay sau khi thông tin được đăng tải, UBND huyện Bắc Hà đã có văn bản đình chỉ công tác vị hiệu trưởng trường tiểu học này. UBND tỉnh Lào Cai cũng giao Sở Giáo dục-Đào tạo cùng với UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát việc tổ chức các bữa ăn cho học sinh bán trú, nội trú và việc thực hiện các chế độ chính sách khác đối với học sinh.

Theo quy định, nhà nước hỗ trợ học sinh bán trú thôn, xã đặc biệt khó khăn hàng tháng bằng 40% mức lương cơ sở hiện tại, tương đương 720.000 đồng. Ngoài tiền ăn, học sinh còn được hỗ trợ tiền nhà ở và 15 kg gạo một tháng. Như vậy, với sự hỗ trợ của nhà nước cùng sự đóng góp của xã hội và phụ huynh, chắc chắn không thể xảy ra tình trạng như bữa ăn của học trò trường Tiểu học nội trú Thu Phố 1, huyện Bắc Hà, Lào Cai. Thực chất, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú tại các nhà trường chưa tương xứng với kinh phí mà phụ huynh đóng góp đang là thực tế khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng.

Tại Hà Nội, gần đây nhất, nhiều phụ huynh Trường American Montessori International School (AMIS), Hà Nội bức xúc khi bữa ăn của học sinh giá 70.000 đồng/ngày nhưng quá ít ỏi, lèo tèo. Hay tại Nha Trang, Khánh Hòa, hơn 600 học sinh ngộ độc thực phẩm, trong đó hơn 200 em phải nhập viện do ăn phải thức ăn không đảm bảo chất lượng. Những sự vụ xảy ra khiến niềm tin của phụ huynh vào nhà trường suy giảm.

Đối với ngành giáo dục, Công tác kiểm tra giám sát cần bám sát các quy trình và thường xuyên, chính quyền sở tại sẽ phải là đơn vị gần nhất nắm bắt tình hình, kiểm tra thực tế. Song song với đó, việc phụ huynh học sinh tham gia quá trình giám sát bữa ăn sẽ khiến bữa ăn được cải thiện không những về an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn khiến chất lượng bữa ăn sẽ tốt hơn.

Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Nội vụ điều chỉnh vị trí việc làm y tế học đường

Bộ GD&ĐT đề nghị điều chỉnh vị trí y tế học đường từ nhóm danh mục hỗ trợ, phục vụ sang nhóm vị trí việc làm chuyên môn dùng chung trong trường học. Theo thông tư mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vị trí việc làm của nhân viên y tế học đường sẽ chuyển vào nhóm 4 - nhóm hỗ trợ (gồm nhân viên y tế, bảo vệ, lao công). Tuy nhiên, sau khi ban hành các Thông tư, Bộ GD&ĐT nhận được nhiều ý kiến của các tỉnh, thành phố, của đội ngũ nhân viên trường học liên quan đến danh mục vị trí việc làm.

Nhiều nhân viên y tế học đường chia sẻ: “Bao năm qua, chúng tôi người có bằng đại học, người có bằng cao đẳng giờ xếp cùng với bảo vệ, lao công. Thực sự là rất thiệt thòi.” Để bảo đảm quyền lợi và sự ổn định của đội ngũ nhân viên y tế học đường, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, điều chỉnh một số quy định tại Thông tư số 12, trong đó đề nghị điều chỉnh vị trí y tế học đường từ nhóm danh mục hỗ trợ, phục vụ sang nhóm vị trí việc làm chuyên môn dùng chung trong các cơ sở giáo dục.

Nhiệm vụ y tế trường học là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề, đòi hỏi phải có trách nhiệm cao với công việc, liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người. Bên cạnh đó là các công tác liên quan khác như: thu và lập hồ sơ bảo hiểm y tế học sinh, công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống bệnh học đường, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em... và nhiều nội dung, phần việc khác. Do đó, việc điều chỉnh để bảo đảm chế độ, chính sách cho đội ngũ này là cần thiết.

Việt Nam xếp thứ 58 thế giới và thứ 7 châu Á về độ thông thạo tiếng Anh  

Việt Nam tiếp tục đứng trong nhóm 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có mức độ thông thạo tiếng Anh trung bình trên thế giới. Trong đó, Hà Nội có chỉ số cao hơn cả với 538 điểm. Kết quả này cũng khẳng định quá trình cải thiện chất lượng dạy và học tiếng Anh trong trường học hiện nay đã mang lại hiệu quả. Và quan trọng hơn cả, người Việt ngày càng chú trọng học ngoại ngữ để có thể trang bị khả năng tự tin hội nhập toàn cầu.

Liệu việc biết hai ngôn ngữ có khiến nền kinh tế phát triển hơn không, có giúp chúng ta kiếm được đồng lương cao hơn, đảm bảo cuộc sống hạnh phúc, gắn kết hơn không? Với mỗi cá nhân, lợi ích của việc thành thạo hai ngôn ngữ chủ yếu phụ thuộc vào ngành nghề, vị trí làm việc. Cấp quản lý biết hai hoặc nhiều ngôn ngữ cũng ngày càng có giá và được nhà tuyển dụng săn đón nhiều hơn. Người ta cho rằng những người biết nhiều ngôn ngữ được trang bị tốt hơn để quản lý các mối quan hệ và nhóm kinh doanh toàn cầu. Hơn nữa, những lợi ích về kinh tế cũng có thể rất lớn. Nói hai ngôn ngữ cũng giúp con người cởi mở hơn, kết nối được với các nền văn hóa khác và với thế giới.

Cùng với sự nỗ lực của ngành giáo dục trong thời gian vừa qua, chính các bậc phụ huynh và học sinh cũng đã thấy rõ lợi ích của việc biết nhiều ngoại ngữ mà tự trang bị cho mình những kiến thức hành trang nâng cấp bản thân. Cái khó nhất mà cũng là mục tiêu cuối cùng của người học tiếng Anh là biến kiến thức thành năng lực sử dụng nó trong cuộc sống cũng như công việc. Để đi đến cái đích đó là cả một hành trình dài mà người học cần xác định đúng và  kiên trì theo đuổi./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tăng lương giáo viên lên mức cao nhất; Hà Nội nỗ lực khôi phục vùng sen bách diệp; Cụ bà 6 lần chuyển 18 tỷ cho 'công an rởm'… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bộ Công an đề xuất phạt tới 500 triệu đồng nếu để lộ thông tin cá nhân; Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại tới 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; Xuất khẩu nông sản đã mang về cho ngành Nông nghiệp Thủ đô hơn 1,35 tỷ USD... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Người Hà Nội yêu hoa bằng lăng hơn vàng; Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ sở hữu tiền số; Sau trận mưa lớn kéo dài ngày 12/5, nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập sâu và gây sạt lở đất ở Ba Vì… là những nội dung số trong chương trình hôm nay.

Tỷ lệ chọi lớp 10 công lập ở Hà Nội cao nhất 1/3,1; Hà Nội thí điểm quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm; Việt Nam được đề cử ở nhiều hạng mục của World Travel Awards 2024… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bãi giữa sông Hồng sẽ thành công viên văn hóa; Bộ phận một cửa các cấp ở Hà Nội triển khai không dùng tiền mặt từ 1/6; Điểm mới trong công tác đăng ký và quản lý phương tiện xe ở Hà Nội… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Kinh doanh qua mạng hết thời trốn thuế; Con người là trung tâm để phát triển đồng bằng sông Hồng; Người điều khiển xe máy chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong tai nạn giao thông... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.