Hội đồng Bảo an họp khẩn về xung đột Nga - Ukraine

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về tình hình xung đột tại Ukraine sau khi xảy ra hàng loạt cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa ở nước này, bao gồm cả cuộc tấn công nhằm vào bệnh viện nhi ở Kiev.

Tại cuộc họp, Đại sứ Ukraine tại Liên hợp quốc Sergiy Kyslytsya cho biết trong khoảng từ 9h40 – 10h40 ngày 8/7, tên lửa của Nga đã đi vào không phận Ukraine và đâm vào toà nhà bệnh viện nhi Okhmatdy ở Kiev.

Trong khi đó, Đại sứ Liên bang Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia cho rằng từ các bức ảnh và video thì có thể thấy rõ rằng đó là tên lửa của lực lượng phòng không Ukraine.

Điện Kremlin không đưa ra bằng chứng cụ thể nhưng khẳng định các lực lượng vũ trang Nga chỉ tấn công vào những mục tiêu có liên quan đến năng lực quân sự của Ukraine, không tiến hành tấn công mục tiêu dân sự.

Hội đồng Bảo an họp khẩn về xung đột Nga - Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết những tuyên bố về cuộc tấn công có chủ ý của Nga vào các mục tiêu dân sự ở Ukraine là không đúng với thực tế, khẳng định bệnh viện nhi ở Kiev bị thiệt hại là do tên lửa phòng không của Ukraine.

Về phần mình, Phó trưởng Phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc, Đại sứ Cảnh Sảng hối thúc tất cả các bên liên quan tới cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine không đổ thêm dầu vào lửa, đồng thời thể hiện ý chí chính trị và sớm khởi động các cuộc đàm phán hòa bình.

Theo Quyền Điều phối viên Cứu trợ khẩn cấp của Liên hợp quốc, bà Joyce Msuya, Văn phòng Nhân quyền Liên hợp quốc đang xác minh các số liệu, trong khi nhân viên cứu trợ, nhân viên bệnh viện và lực lượng tình nguyện viên đang dọn dẹp đống đổ nát để tìm kiếm các nạn nhân mắc kẹt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 5/9, Chính phủ Hà Lan công bố nước này sẽ tăng thêm chi tiêu quốc phòng lên tới hàng tỷ euro, đầu tư vào xe tăng, máy bay chiến đấu và khinh hạm để củng cố năng lực ứng phó trước những thách thức mới.

Quân đội Đức đã đưa hệ thống phòng không Iris-T đầu tiên vào sử dụng trên lãnh thổ nước này sau khi chuyển giao một số hệ thống cho Ukraine.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đến thăm một căn cứ quân sự ở miền Bắc. Tại đây ông tuyên bố Đức sẽ không cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine.

Mỹ đang cân nhắc cung cấp tên lửa hành trình JASSM AGM-158 cho Ukraine, một động thái được kỳ vọng sẽ xoay chuyển cục diện chiến trường khi Ukraine đang thay đổi chiến thuật tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Ukraine sở hữu loại tên lửa này?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã đệ đơn từ chức vào thời điểm tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tiến hành đợt cải tổ nội các lớn nhất nhằm ứng phó với chiến sự kéo dài.

Trang web Politico đưa tin rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden "sẵn sàng" cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình tàng hình phóng từ trên không Lockheed Martin AGM-158 JASSM và Lầu Năm Góc có thể đã tiến hành nâng cấp máy bay F-16 của Ukraine để có thể mang và bắn loại tên lửa này. Tên lửa cũng có thể được tích hợp vào các thiết kế máy bay chiến đấu Nga hiện có của Ukraine, giống như cách người ta đã làm với AGM-88 HARM và AASM Hammer.