Hội nghị COP16: Bàn cách thực hiện cam kết Hiệp ước 2022
Tại sự kiện dự kiến kéo dài 2 tuần này, các đại biểu sẽ tranh luận về cách thức có thể cứu lấy thiên nhiên khỏi tốc độ phá hủy nhanh chóng hiện nay. Trong thông điệp gửi đến lễ khai mạc, Tổng Thư ký LHQ António Guterres kêu gọi các quốc gia và vùng lãnh thổ "hòa hợp với thiên nhiên", củng cố kế hoạch ngăn chặn tình trạng mất môi trường sống, cứu các loài có nguy cơ tuyệt chủng và bảo tồn các hệ sinh thái quý giá.
Sau 2 năm kể từ khi COP15 nhất trí về Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal, gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ phải nêu rõ cách thức đạt được hơn 20 mục tiêu đề ra, trong đó có việc dành 30% lãnh thổ cho mục đích bảo tồn, cắt giảm trợ cấp cho doanh nghiệp gây hại cho thiên nhiên, yêu cầu các công ty báo cáo tác động của họ đến môi trường…
Các quốc gia dự kiến sẽ đệ trình kế hoạch đa dạng sinh học của mình, được gọi là Kế hoạch hành động và chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia (NBSAP), trước khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc vào ngày 1 tháng 11. Tính đến thứ Sáu tuần trước, 31 trong số 195 quốc gia đã đệ trình kế hoạch lên Ban Thư ký Đa dạng Sinh học Liên Hợp Quốc.
Vào ngày 20/10, Bộ trưởng Môi trường Colombia và Chủ tịch COP16 Susana Muhamad đã mô tả hội nghị là cơ hội để “tập hợp kinh nghiệm toàn cầu từ tất cả các nền văn minh, mọi nền văn hóa, mọi kiến thức, để tạo ra những điều kiện có thể sống được, tương đối ổn định cho các xã hội mới được xây dựng giữa khủng hoảng".
Chương trình nghị sự COP16
Tại COP15 ở Montreal - Canada, các quốc gia phát triển đã nhất trí bắt đầu đóng góp ít nhất 20 tỉ USD/năm từ năm 2025 để giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu về thiên nhiên. Con số này dự kiến tăng lên 30 tỉ USD vào năm 2030. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các chính phủ đã cung cấp khoảng 15,4 tỉ USD để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển về đa dạng sinh học trong năm 2022, so với mức 11,4 tỉ USD năm 2021. Vấn đề tăng cường tài trợ hơn nữa là một nội dung thảo luận quan trọng tại COP16.
Ông Gavin Edwards, Giám đốc tổ chức phi lợi nhuận Nature Positive, cho biết: “COP16 là cơ hội để tiếp thêm năng lượng và nhắc nhở các nước về những cam kết họ đưa ra cách đây hai năm, bắt đầu điều chỉnh lộ trình nếu muốn đạt được mục tiêu năm 2030”.
Trước đó một ngày, trong thông điệp bằng video được gửi đến hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng thế giới đang đi sai hướng trong việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2030. Ông kêu gọi các nước “biến lời nói thành hành động,” để sau hội nghị sẽ có những cam kết đầu tư mới đáng kể vào quỹ bảo tồn này.
Theo cơ quan giám sát tiến độ, cho đến nay, các nước đã cam kết đóng góp khoảng 250 triệu USD cho quỹ này.
Các nhà lãnh đạo của hội nghị bảo tồn thiên nhiên lớn nhất thế giới cũng sẽ thảo luận cách giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học.
Sự tàn phá thiên nhiên bằng các hoạt động như khai thác gỗ và đánh bắt quá mức vẫn không hề chậm lại, nhưng các chính phủ đã không hoàn thành kịp thời các kế hoạch hành động về đa dạng sinh học và vẫn thiếu hàng tỷ đô la cho quỹ bảo tồn để đạt được mục tiêu năm 2025.
Bộ trưởng Môi trường Colombia và Chủ tịch COP16 Susana Muhamad nói với truyền thông địa phương rằng một trong những mục tiêu chính của hội nghị là làm rõ rằng “Đa dạng sinh học cũng quan trọng không kém, hỗ trợ và không thể thiếu cho quá trình chuyển đổi năng lượng và khử cacbon”.
Mục đích của hội nghị thượng đỉnh lần này là thiết lập một hệ thống đa phương toàn cầu để thanh toán cho việc thu thập dữ liệu thông tin di truyền (tức là thông tin trình tự kỹ thuật số) của thực vật, động vật và vi sinh vật.
Ngoài ra, COP16 sẽ tìm cách hoàn thiện một kế hoạch mới để tích hợp kiến thức truyền thống vào các kế hoạch và chính sách bảo tồn quốc gia.
Văn phòng Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học, cơ quan giám sát việc thực hiện Công ước ban đầu về Bảo tồn Thiên nhiên năm 1992, đã kêu gọi sự bảo vệ đặc biệt đối với các nhóm thổ dân bản địa đang bị cô lập tự nguyện và nhấn mạnh vai trò của các cộng đồng này trong việc bảo vệ thiên nhiên.
Người dân bản địa có vai trò đại diện quan trọng tại Hội nghị các bên về Đa dạng sinh học, nhưng họ thường thất vọng nhất với các quyết định cuối cùng.
Năm nay, sau nhiều năm bị gạt ra ngoài lề các cuộc họp và bị buộc phải di dời, họ dự định sử dụng hội nghị thượng đỉnh bên lề hội nghị Amazon để được công nhận về các quyền và kiến thức tổ tiên của mình.
Andrew Miller, Giám đốc vận động của Amazon Watch, một tổ chức bảo vệ rừng nhiệt đới, nói với hãng thông tấn AP rằng: "Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về tiếng nói của cộng đồng địa phương và người dân bản địa thực sự đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, Đó là một trong những điều chúng tôi sẽ tập trung vào tại “COP16. "
Thư ký của Tổ chức quốc gia các dân tộc bản địa vùng Amazon Colombia, cho biết: “Đây là cơ hội tuyệt vời để chúng tôi cho tất cả những người tham gia từ các quốc gia khác thấy rằng người dân bản địa quan trọng như thế nào đối với thế giới.
Truyền thông Israel ngày 4/1 dẫn nguồn tin Mỹ cho biết Washington đang thúc đẩy thương vụ bán vũ khí khổng lồ trị giá 8 tỷ USD cho Tel Aviv.
Lực lượng phòng không Nga bắn hạ 8 tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất, quân đội Nga và Ukraine tiếp tục đẩy mạnh sử dụng máy bay không người lái nhằm vào các mục tiêu của đối phương, chính quyền Mỹ chuẩn bị công bố gói hỗ trợ quân sự mới dành cho Ukraine. Đó là những diễn biến nổi bật trong cuộc xung đột Nga-Ukraine ngày 4/1.
Tiêu thụ đồ uống có cồn là nguyên nhân dẫn đến khoảng 100.000 ca ung thư và 20.000 ca tử vong liên quan đến ung thư mỗi năm tại Mỹ. Đây là lý do khiến giới chức y tế nước này kêu gọi áp dụng nhãn dán cảnh báo đặc biệt trên đồ uống có cồn, nhằm thông báo về nguy cơ gây ung thư.
Ngày 4/1, Bộ Nội vụ Hàn Quốc cho biết, lực lượng cứu hộ nước này đã tìm thấy thi thể của toàn bộ 179 nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay thảm khốc của Hãng hàng không Jeju Air.
Trong cuộc phỏng vấn được tờ Financial Times công bố ngày 4/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, Washington bày tỏ lo ngại về việc Nga có thể đang cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Báo The National News của Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất ngày 3/1 dẫn các nguồn tin cho biết, các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza và thả con tin giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel đã đạt được tiến bộ đáng kể, sau khi cả hai bên đều điều chỉnh các điều kiện của họ.
0