Hội nghị trực tuyến về công tác thông tin đối ngoại

Chiều 11/10, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, triển khai nội dung Kết luận số 57 ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến đến 63 điểm cầu tại tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, kết nối trực tuyến với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài với tổng số 2000 điểm cầu, hơn 10 vạn đại biểu tham dự.

Chủ trì Hội nghị có: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì tại điểm cầu Hà Nội.

Tại hội nghị, Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị Thường trực Ban Chỉ đạo đã có tham luận chuyên đề tập trung vào 05 nhiệm vụ và giải pháp của Kết luận số 57. Đánh giá cao kết quả đã đạt được của công tác thông tin đối ngoại nói chung và Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại nói riêng trong giai đoạn 10 năm qua.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh nội dung chỉ đạo, định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ, Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII, đề nghị người đứng đầu các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo ở Trung ương, Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố cần nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai Kết luận số 57 của Bộ Chính trị; Xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch triển khai một cách hiệu quả, bám sát tình hình thực tiễn; Tiếp tục, rà soát, kiện toàn và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại. Huy động mọi nguồn lực, cả trong nước và nước ngoài để phục vụ hiệu quả nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nước mà Đại hội đại biểu toàn quốc, lần thứ XIII, của Đảng đã đề ra tới năm 2030, tầm nhìn 2045.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).