Hồi sinh dòng tranh đỏ Kim Hoàng

Cùng với tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, dòng tranh đỏ Kim Hoàng từ lâu đã là một phần di sản văn hóa quý báu của Việt Nam. Sau hơn 70 năm thất truyền, giờ đây, dòng tranh này đang dần được hồi sinh.

Tranh dân gian Kim Hoàng hình thành từ nửa sau thế kỷ 18, có xuất xứ từ làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội. Theo thời gian, dòng tranh này đã dần bị thất truyền.

Họa sĩ Nam Chi là một trong những họa sĩ trẻ hiếm hoi vẫn giữ đam mê và kế thừa những kỹ thuật truyền thống vẽ tranh Kim Hoàng. Đưa dòng tranh đỏ Kim Hoàng đến gần hơn với thế hệ trẻ và ứng dụng nó vào đời sống hiện đại, dự án Hồi âm sắc đỏ đã mang đến một triển lãm cùng tên, trưng bày hơn 20 bức tranh Kim Hoàng, tạo nên một không gian hoài niệm ngập tràn sắc đỏ.

Đến tham quan triển lãm, các bạn trẻ còn có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về dòng tranh Kim Hoàng qua những chia sẻ của họa sĩ Nam Chi, đồng thời được tự tay tô màu bức tranh Kim Hoàng trên những chiếc túi do ban tổ chức chuẩn bị.

Dự án Hồi âm sắc đỏ là minh chứng rõ nét cho sức sống bền bỉ của văn hóa dân gian Việt Nam. Những nỗ lực hồi sinh dòng tranh Kim Hoàng không chỉ giúp bảo tồn một di sản quý báu của dân tộc mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ tiếp tục giữ gìn, phát huy nét đẹp truyền thống và ứng dụng vào đời sống qua những sản phẩm hàng ngày.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam tổ chức đêm nhạc Mỹ Latinh lần thứ XII vào tối 15/12.

Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng vừa phối hợp cùng UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm khai mạc Triển lãm nhiếp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, tối qua, tại Hà Nội, Đại sứ quán Hàn Quốc, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Nhà hát Kịch Việt Nam phối hợp tổ chức biểu diễn vở nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong số hơn 2.900 sản phẩm OCOP - Chương trình mỗi xã một sản phẩm, được Hà Nội chứng nhận, có tới hơn 770 sản phẩm đến từ các làng nghề.

Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo tàng trên địa bàn thành phố, các mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.

Sự tươi mới và trong trẻo của tranh màu nước đã cuốn hút được người yêu nghệ thuật. Hiện nay, ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều câu lạc bộ tranh màu nước ở các tỉnh, thành mới được thành lập, tạo sân chơi cho các hoạ sĩ yêu tranh màu nước.