Hồi sinh những cuộc đời nhờ ghép tế bào gốc

Ung thư luôn là nỗi ám ảnh sợ hãi với tất cả mọi người, thế nhưng kể từ ca ghép tế bào gốc tạo máu đầu tiên vào năm 2006, đến nay, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã thực hiện trên 600 ca ghép, đây được coi là cuộc cách mạng trong điều trị đưa người bệnh từ ranh giới sinh tử đến với một cuộc sống mới.

Những giây phút hạnh phúc này tưởng chừng như sẽ không bao giờ có được với chị Trần Thị Thức (tỉnh Tuyên Quang) vào 10 năm trước đây. Những ngày tháng đen tối nhất của cuộc đời chị đã ập đến khi chị biết mình bị ung thư máu khi đang mang trong mình đứa con đầu lòng. Hạnh phúc mong manh đã tuột khỏi tầm tay khi không thể giữ được con, bản thân đối mặt với lằn ranh sinh tử.

Chị Thức chia sẻ: "Lúc đấy rất sốc, hồi nhỏ tôi xem phim thì chỉ nghĩ bệnh máu trắng trên phim chứ không nghĩ ngoài đời lại rơi vào mình, tôi đã khóc rất là nhiều, bác sĩ cũng bảo đây là bệnh hiểm nghèo rồi”.

Cuối năm 2014 chị được bác sĩ ở Viện Huyết học – Truyền máu TW tư vấn ghép tế gốc đồng loại từ anh trai, chị đã đặt niềm tin vào hy vọng cuối cùng. Ca ghép thành công với diễn biến bệnh rất tốt không chỉ vượt qua “cửa tử” mà hạnh phúc được làm mẹ đã mỉm cười với chị khi chuyển phôi thành công bằng phương pháp IVF.

Chị Thức chia sẻ: "Lúc đấy cả gia đình mới vỡ òa thực sự hạnh phúc vì đã chiến thắng được rồi, cái cảm xúc đấy khó tả lắm”.

Anh Nguyễn Đức Hòa – Chồng của bệnh nhân ghép tế bào gốc cho biết: "Với tình nghĩa vợ chồng chưa bao giờ mình nghĩ bỏ vợ hay không có con mà đi tìm hạnh phúc khác, mình vẫn hy vọng có một phép màu nào đó và đến bây giờ đúng là phép màu đã giúp vợ chồng mình có con”.

Với em bé này, cuộc sống của em cũng đã bước sang một trang mới khi căn bệnh Tan máu bẩm sinh của em đã được chữa khỏi nhờ ghép tế bào gốc từ cuống máu dây rốn của người em cách đây 7 năm.

Chị Hoàng Thị Hương – Mẹ của bệnh nhân ghép tế bào gốc cho biết: "7 năm rồi sức khỏe con tôi rất tốt, định kỳ 6 tháng kiểm tra một lần và mỗi lần đó cũng rất lo, đến hiện tại rất là mừng".

Qua mỗi năm tỷ lệ thành công bằng phương pháp này ngày càng cao. Nhiều người bệnh ghép tế bào gốc tựa như một “phép màu”. Đó là nơi người bệnh không chỉ có những ngày tháng bình yên bên những người thân yêu mà còn thực hiện được nhiều ước mơ, khát vọng tưởng chừng như đã dập tắt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.