Hồi sinh những dòng sông 'chết'

Những dòng sông trong thành phố từng được coi là “long mạch”, con đường giao thương, cảnh quan độc đáo mà thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Nội, thành phố trong sông và bên những dòng sông với sự đa dạng của cảnh quan, hệ sinh thái và đời sống ở nơi từng dòng nước, bóng cây cũng gợi ra phong cảnh bốn mùa, lưu thông dòng chảy. Nhưng giờ đây, nhiều dòng sông chỉ còn một màu đen đục quanh năm không thay đổi. Những dòng sông trong lòng thành phố đang bị ô nhiễm không thể phục hồi nếu không có những giải pháp quyết liệt.

Đã từng có những dòng sông mang theo những nhịp thở phố phường, nơi gắn liền với đời sống của cư dân đô thị. Sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét… len lỏi, hòa vào nhịp sống của vùng đất linh thiêng. Nơi đây còn lưu lại dấu tích của những ngôi làng được lập nên dọc theo dòng sông. Giờ đây làng quê đã thành những con phố sầm uất, còn dòng sông được nhận diện bằng sự đen đục và mùi hôi thối. Những dòng sông đang bị ngưng lại trong lòng thành phố không ngừng vận động, với màu nước gần như không thay đổi suốt 4 mùa: đen, đục và độc - Những dòng sông chết!

Dòng sông vốn là một quà tặng của tự nhiên đối với Hà Nội, giờ đây lại như gánh nặng trong đời sống đô thị. Dòng sông đầy rác thải. Những kênh, mương cũng đầy mùi hôi thối. Những ngôi nhà quay lưng ra sông như để tránh ô nhiễm, trái ngược với trước đây những ngôi nhà hướng ra sông vì ở đó là nguồn sống. Không phải là sự thay đổi của phương tiện, cách thức giao thông làm cho dòng sông chết mà là do cách chúng ta nghĩ về dòng sông và ứng xử với dòng sông.Với những ngôi nhà mặt phố, nhìn ra đường và nhìn ra sông thì dòng sông dường như không tồn tại hoặc chỉ tồn tại với mùi vào những ngày gió.

Xả thải ra những dòng sông là cách nhanh nhất nhưng dòng nước bẩn thì vẫn tù đọng ở đó. Dòng sông không còn là những long mạch thúc đẩy sự lưu thông dòng nước. Riêng sông Tô Lịch dài 14,6km, với 300 cống xả nhận hơn 150.000 m3 nước thải mỗi ngày.

Dòng sông chỉ được thau rửa trên bề mặt khi mùa mưa đến, nhưng rồi lại quay trở về sự ô nhiễm. Một vài bè cây thủy sinh được trồng trên mặt sông chỉ cho thấy rõ tình trạng bấp bênh trong việc cải tạo ô nhiễm dòng sông. Nếu không có giải pháp thu gom và xử lý bằng công nghệ cao, hiện đại thì rất khó có thể cải thiện tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông. Việc cải tạo bằng hệ thống lọc đã từng được chuyên gia Nhật Bản thử nghiệm, áp dụng. Đáng tiếc là thời gian quá ngắn để dự án này có thể thực hiện trọn vẹn. Cũng có những dự án muốn biến sông Tô Lịch thành công viên văn hóa, du lịch tâm linh, nhưng sẽ không làm được gì nếu không cải thiện được tình trạng ô nhiễm của dòng sông.

Trong khi đó, những dự án thu gom xử lý nước thải vẫn đang chậm tiến độ bởi nhiều lý do. Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, Thanh Liệt, Thanh Trì với mức đầu từ hơn 16.000 tỷ đồng, được khởi công từ 2016 đến nay vẫn chưa hoàn thành. Dự kiến nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024, với công suất xử lý 270.000 m3 nước thải mỗi ngày đêm. Hà Nội hiện nay có 6 khu xử lý nước thải, tổng công suất 276.000m3/ngày đêm, tỷ lệ nước thải được thu gom xử lý mới đạt được 30% của toàn thành phố. Quá ít ỏi so với nhu cầu thực tế. Người dân cũng không biết làm sao khi nước thải chỉ được thu gom và xả thẳng xuống sông. Việc cải tạo dòng nước sông gặp nhiều khó khăn về công nghệ và nguồn kinh phí.

Những ngày cuối tuần nhóm “Hà Nội Xanh” lại tìm đến những dòng sông, kênh nước bị ô nhiễm. Đây là nhóm bạn trẻ, đa phần là sinh viên từ nhiều tỉnh thành tới Hà Nội học tập và làm việc. Khi chứng kiến tình trạng ô nhiễm rác thải trên những dòng sông, họ đã làm công việc đơn giản nhưng không phải ai cũng có đủ dũng cảm để hành động: Bước xuống những dòng nước đen đục ô nhiễm để vớt rác. Những lớp rác chất chồng lên nhau, chìm sâu nay nổi lềnh phềnh trên mặt nước, phân hủy tạo ra những mùi hôi thối nồng nặc. Những bạn trẻ, dù đã chuẩn bị tinh thần cho việc thau dọn dòng sông cũng không dễ dàng vượt qua những thách thức.

Nghĩ về dòng sông trong thành phố với sự đa dạng của cảnh quan, hệ sinh thái và đời sống. Ở nơi từng dòng nước, bóng cây cũng gợi ra phong cảnh bốn mùa, lưu thông dòng chảy… Đôi khi sự mơ mộng này khác xa thực tế. Nhưng khi chúng ta có những người đau đáu với sự hồi sinh những dòng sông, khi những bạn trẻ sẵn sáng cải tạo tình trạng ô nhiễm hàng ngày, thì điều mơ mộng này không quá xa vời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong căn phòng nhỏ trên con phố Phan Bội Châu, Hà Nội, một người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ sống và chơi đàn. Những ký ức về một thời chiến đấu kiên cường, gian khổ và tràn đầy tình đồng chí, đồng đội đó, vẫn luôn trong tâm trí ông và được ông thể hiện qua những giai điệu chiến thắng.

17 thiếu nhi xuất sắc đạt danh hiệu "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" và 18 cán bộ Đội xuất sắc đạt giải thưởng 15/5, vừa được Quận Đoàn Tây Hồ khen thưởng nhân dịp kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 83 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc đang chuẩn bị bước vào cao điểm mùa mưa bão. UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo đảm công tác thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành trong mùa mưa năm 2024.

Quận Ba Đình (Hà Nội) sẽ thực hiện cải tạo Vườn hoa Trúc Bạch bằng cách trồng thêm nhiều rặng trúc, kết hợp chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực.

Sở Du lịch Hà Nội đã có buổi kết nối, trao đổi khách hai chiều giữa doanh nghiệp du lịch Hà Nội với doanh nghiệp lữ hành vùng Viễn Đông (Liên bang Nga).

10 năm Hà Nội thực hiện Chỉ thị 35, công tác tiếp công dân, đối thoại giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt kết quả tích cực. Lượng đơn thư, nhất là đơn thư vượt cấp đã giảm đáng kể, nhiều vụ việc khiếu kiện kéo dài đã được giải quyết dứt điểm.