Hồi sinh sản phẩm thêu tay truyền thống

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.

Tốt nghiệp Đại học Y nhưng lại đam mê những chiếc áo nhung mịn màng, Thơ bắt đầu giấc mơ thời trang với một niềm tin "vẻ đẹp quý phái của phụ nữ Việt đến từ nhung lụa thêu hoa". Sau đó, cô lên ý tưởng, tự tìm tòi các khóa học, thu thập các tư liệu thời trang và cho ra đời những mẫu vẽ phác thảo đầu tiên. Nhờ gu thẩm mỹ tốt, Thơ dần tạo dựng được thương hiệu và đón nhận sự yêu thích của khách hàng.

Chọn chất liệu dân gian để tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao, qua đó cũng tạo nên hơi thở mới cho những giá trị văn hóa truyền thống, phù hợp với cuộc sống hiện đại đang là xu hướng của giới trẻ ngày nay và cô gái 9x Nguyễn Thơ Thơ là một trong số đó.  Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách, biến những khó khăn thành thuận lợi để phát triển. Đó là những điều có thể nói về cô chủ tiệm Thơ khi bắt đầu xây dựng thương hiệu thời trang chuyên về nhung được thêu tay thủ công đúng vào thời điểm đỉnh dịch Covid-19 tại Hà Nội.

Ngay từ khi còn nhỏ, nhà thiết kế (NTK) Nguyễn Thơ Thơ đã ảnh hưởng nhiều từ phong cách trang phục của bà nội và mẹ. Đặc biệt, bà nội của chị là người Hà Nội gốc, cũng là thế hệ cuối cùng mà người phụ nữ Việt Nam quấn khăn mỏ quạ, mặc quần lĩnh áo the. Sống cùng bà nội từ bé nên những hình ảnh đó đã dần in sâu vào tiềm thức của NTK Thơ Nguyễn khiến chị cảm thấy quen thuộc giống như một phần của cuộc sống.

Trong khi đó, mẹ chị lại là người phụ nữ khéo léo và có phong cách thời trang ấn tượng, luôn chọn những bộ cánh bay bổng và phóng khoáng. Nhờ sự ảnh hưởng từ bà và mẹ, NTK Thơ Nguyễn đã dần hình thành cho mình tư duy thẩm mỹ và phong cách ăn mặc rất riêng.

"Tiệm Thơ" ra đời trong lòng phố cổ của Hà Nội. Không gian tiệm trưng bày đồ lụa, nhung, gấm, rực rỡ. Cô chủ làm việc ngay tại tiệm, trực tiếp điều hành kinh doanh, tiếp khách hàng, tư vấn mẫu mã, sản phẩm, giám sát thợ, kiểm tra vải vóc, nguyên liệu… Mỗi tháng cửa hàng bán ra từ 500 đến cả nghìn sản phẩm.

Từ "Tiệm Thơ", trào lưu người trẻ mặc đồ nhung thêu tay được khởi xướng. Bằng tình yêu truyền thống tự nhiên, bằng niềm tin mang đến cho phụ nữ Việt một vẻ đẹp quý phái mà không hề phô trương, Thơ Thơ đang đi con đường riêng của mình. Và cô tin, con đường này sẽ dài, sẽ bền, sẽ vững, bởi nó được sinh ra từ những điều thiện lành và tốt đẹp.

Khi được hỏi, liệu rằng chất liệu nhung có phải chỉ dành cho người đứng tuổi, Thơ Thơ chia sẻ: "Tại sao người ta nghĩ là chất liệu già? Tại vì từ trước đến giờ nhung cũng đã là một dòng vải cao cấp. Thường thì vải cao cấp, những người lớn tuổi sẽ có điều kiện hơn những bạn trẻ. Lâu dần, lâu dần thì người ta cứ nghĩ là chất liệu nhung dành cho người già nhưng mà không phải. Các hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới người ta khai thác chất liệu này cho người trẻ rất nhiều."

Bắt đầu xây dựng "Tiệm Thơ" từ con số 0 tròn chĩnh: Không vốn, không nghề, không kinh nghiệm, NTK Nguyễn Thơ Thơ chỉ có vốn liếng duy nhất và lớn nhất là tư duy thẩm mỹ riêng biệt.

Mỗi sản phẩm NTK Thơ Thơ tạo ra đều mang lại ấn tượng riêng biệt. Đặc biệt, sản phẩm váy cổ yếm và dáng váy hình quả lê là sản phẩm đặc trưng nhất của thương hiệu, nó đã tạo ra một trào lưu và phong cách mặc mới ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường thời trang nói chung. Đây là một việc hiếm hoi mà không phải NTK nào cũng có thể làm được. Đây chính là một trong những niềm tự hào của NTK  Nguyễn Thơ Thơ.

Để tạo ra sản phẩm độc đáo về mẫu mã và chất lượng, Thơ tìm từng người thợ thêu có tiếng, thuyết phục từng nghệ nhân ở các làng nghề thêu nổi tiếng về hợp tác với mình. Trước sự tâm huyết của cô, nhiều thợ thêu giỏi đã xuôi lòng theo cô về phố, cùng cô chinh phục đưa những dòng tranh dân gian truyền thống lên tranh phục nhung thêu.

Không dừng ở những bộ đồ được thiết kế trẻ trung, hiện đại từ chất liệu nhung lụa cùng những nét thêu tinh xảo từ những người thợ chuyên nghiệp, NTK Nguyễn Thơ Thơ mong muốn những sản phẩm của "Tiệm Thơ" đi xa hơn nữa và mang theo những giá trị văn hóa được kết nối từ truyền thống tới hiện đại.

"Những việc mình đang làm được xã hội công nhận, được mọi người biết đến, mình là một người đang có ích cho xã hội, đang đóng góp cho văn hóa, là một người làm sống dậy nghề truyền thống đang mai một và mình đem lại việc làm cho rất nhiều người. Mình nghĩ đó là một điều rất đáng tự hào, không phải đơn giản chỉ là việc bán hàng nữa. Chắc chắn mỗi năm mình sẽ làm một dự án để đánh thức di sản từ nhung thêu. Mình đã làm tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống rồi thì sang năm mình cũng sẽ làm một hình ảnh văn hóa nào đấy đặc trưng của Việt Nam."

"Tiệm Thơ" bắt đầu từ một giấc mơ đẹp, đưa người trẻ lại gần hơn với văn hóa truyền thống, đưa nhung lụa và đời sống hàng ngày, tạo văn hóa mặc đặc trưng cho thế hệ người trẻ hiện đại. Qua những mẫu trang phục, người mặc không chỉ cảm nhận được độ sắc nét ở từng sợi chỉ thêu tay, chất vải nhung lụa cao cấp mà còn là niềm tự hào bởi đã góp phần trong việc gìn giữ nét văn hóa giá trị truyền thống đang dần mai một trong cuộc sống. Đó cũng là niềm mong mỏi của cô gái 9x Nguyễn Thơ Thơ khi đánh thức di sản từ nhung thêu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời bao cấp đi đã qua hơn 40 năm nhưng với nhiều người, những hình ảnh về dòng người chen chúc xếp hàng chờ mua thực phẩm với tờ tem phiếu trên tay thật khó quên. Trong những năm tháng ấy, cơm độn - một món ăn giản dị nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc và kỷ niệm của người Hà Nội xưa - luôn khiến ta bồi hồi nhớ về những năm tháng khó khăn nhưng cũng đầy tình thương yêu.

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.

Jack Soloman, một người Anh mang trong mình nửa dòng máu Việt Nam, đã kể lại câu chuyện của mình như một minh chứng cho xu hướng ngày càng nhiều người ngoại quốc đến Hà Nội và chọn nơi đây làm nơi gắn bó lâu dài.

Ngôi làng Tri Trung vốn là nơi nổi tiếng với những buổi biểu diễn chèo, đặc biệt hơn, các diễn viên chính đều là những người dân trong làng. Dù bận rộn với công việc hàng ngày, người dân trong làng vẫn đam mê những làn điệu chèo, coi đó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống yên bình của họ.

Mặt trời đã ngủ, nhưng thành phố thì vẫn thức. Khi ánh đèn thay thế ánh mặt trời, cũng là lúc cuộc sống ở Hà Nội bước vào một nhịp điệu khác, với đa dạng lựa chọn sống của những người dân đô thị. Tất cả đều góp phần tạo nên nhịp điệu không ngừng nghỉ của một thủ đô đầy sức sống.

Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng TasteAtlas bình chọn bún riêu cua là món ăn nổi tiếng của Việt Nam vào danh sách 100 món ăn từ động vật giáp xác ngon nhất thế giới.