'Hồi sinh' văn hoá đặc sắc qua làn điệu trống quân
Hát trống quân là nghệ thuật dân gian độc đáo ở đồng bằng Bắc bộ. Qua những lời đối đáp, giao duyên với những giọng ca mượt mà dân dã phản ánh hơi thở cuộc sống lao động của nhân dân.
Đứng trước nguy cơ mai một, bằng tình yêu với loại hình nghệ thuật dân gian, nghệ nhân Kiều Thị Mách, xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên cũng đã dày công sưu tầm, khôi phục các bài hát xưa và sáng tác nên những bài hát mới phản ánh hơi thở thời đại giúp sống lại một làn điệu hát trống quân tại vùng quê Phúc Tiến.
Chỉ mới lớp 3, lớp 4 nhưng các em cũng đã thuộc được những làn điệu khó trong hát trống quân dưới sự chỉ dạy tận tình của nghệ nhân dân gian Kiều Thị Mách. Với mong muốn bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật độc đáo này, từ nhiều năm nay, với sự hỗ trợ của chính quyền cùng sự ủng hộ từ nhân dân, CLB hát trống quân của bà Mách cũng đã thu hút được hơn 40 em tham gia.
Không ai nhớ rõ hát trống quân có từ bao giờ, chỉ nghe các cụ cao niên Làng Phúc Lâm, xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên kể rằng, vào những đêm trăng sáng, người Phúc Lâm thường xuyên hát và đi xem hát, thôn xóm náo nức, rộn ràng. Rồi chiến tranh và những đổi thay trong đời sống, tiếng hát trống quân ngày một vơi dần...
Giờ đây, những người yêu thích trống quân như nghệ nhân Kiều Thị Mách đã lặn lội tìm về quá khứ, sưu tầm, khôi phục các bài hát xưa để bảo tồn, “hồi sinh” nét đẹp văn hóa đặc sắc của quê hương Phúc Lâm.
Bà Kiều Thị Mách, nghệ nhân dân gian thôn Phúc Lâm, xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên tâm sự: " Tôi là người con quê hương, thấy di sản quý báu cha ông để lại, mình rất đam mê vậy mà mình không hoạt động bỏ lại rất phí, nói thật là tôi cũng hết mình xây dựng phong trào. Đầu tiên vô cùng khó khăn về kinh tế và vật chất không có, vận động không được. Năm 2016 được chục tỷ do UBND xã cho , chúng tôi quyết định ra mắt CLB. Tôi phải đi vận động hết cả anh em, bạn bè cùng chung tay vào, rất may thành phố cũng công nhận và năm đầu tiên đưa quân ra đi được giải nhất, đây cũng là niềm phấn khởi và cũng tiếp thêm động lực cho CLB".
Hơn 50 lời bài hát trống quân đã được bà sưu tầm và sáng tác để cho nhân dân biểu diễn. Tình yêu và sự nhiệt huyết của bà cũng đã lay động và lan tỏa đến tất cả những con người hồn hậu yêu thích nghệ thuật trống quân.
Từ đó, với sự hỗ trợ của UBND xã Phúc Tiến , CLB hát trống quân Làng Phúc Lâm cũng đã ra đời và hoạt động thường xuyên, trong đó có 6 nghệ nhân ưu tú tham gia đã làm sống lại 1 làn điệu trống quân cổ đã bị mai một.
Nghệ nhân Hoàng Thị Thoan, xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên chia sẻ: "Ru con bằng làn điệu trống quân, làn điệu này có từ khi tôi lớn không có một trường lớp nào dạy thật sự chỉ truyền miệng từ ông bà cha mẹ và bây giờ chúng tôi đang truyền cho cháu nội tôi và năm nay cháu đã theo nghề học cao đẳng. Làn điệu trống quân quá ấm tình quê hương, sâu nặng nghĩa tình thôn xóm không có một trường lớp nào dạy mà vẫn duy trì đến ngày hôm nay".
Đình Làng Phúc Lâm những năm gần đây lại rộn ràng tiếng hát trống quân của không chỉ những người lớn tuổi mà cả các em nhỏ cũng hăng say theo ông bà, cha mẹ ra đình để tập luyện hát trống quân.
Giữ gìn bản sắc văn hóa của quê hương, lưu giữ một loại hình nghệ thuật độc đáo như hát trống quân đang được chính quyền và nhân dân chung tay hưởng ứng, mang đến một sức sống mới cho loại hình nghệ thuật độc đáo của cha ông để lại.
Ông Vũ Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên cho biết: UBND xã thấy được CLB hát trống quân rất có giá trị, chính vì vậy UBND xã ra quyết định để khôi phục lại CLB hát trống quân. Đến nay đối với CLB hát trống quân đã được nhà nước phong tặng 6 nghệ nhân ưu tú. 6 nghệ nhân này được chúng tôi chỉ đạo thường xuyên hoạt động có lịch rõ ràng và phải thường xuyên kết nạp những hội viên kế cận, sau này kể cả các em trẻ nhỏ.
Từ hát trống quân mà nhiều đôi lứa đã giao duyên và trở thành đôi lứa. Hát trống quân ở làng Phúc Lâm được ra đời nhằm xua tan nhọc nhằn, vất vả của người nông dân sau những buổi lao động trên đồng. Những đêm trăng thanh gió mát trai gái trong làng hát giao duyên, hát đố đến canh thâu. Sống dậy một làn điệu hát trống quân, nghệ nhân Kiều Thị Mách cũng như những cao niên trong làng thật tự hào bởi làng mình đã bảo tồn và gìn giữ thành công văn hóa của cha ông để lại.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.
Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.
Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.
Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.
Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.
0