Hội thảo quốc tế 'Quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam'

Hội thảo quốc tế về “Quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam” lần thứ 3 (VSSCM-2024) diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 21 và 22/10.

Sự kiện do Trường Đại học Thương mại phối hợp cùng Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đồng tổ chức.

Trong bối cảnh toàn cầu đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ về chuỗi cung ứng, Việt Nam nổi lên như một trong những điểm đến tiềm năng cho các nhà sản xuất.

Quang cảnh Hội thảo "Quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam".

Làm gì để quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam hiệu quả? Các vấn đề cấp bách trong quản lý chuỗi cung ứng hiện nay, bao gồm những thách thức do biến đổi khí hậu, sự cần thiết phải chuyển đổi số và các xu hướng mới như Blockchain và IoT trong chuỗi cung ứng đã được các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng đưa ra thảo luận.

Phó giáo sư Trần Phương Trà, Giám đốc mạng lưới Chính sách kinh tế của AVSE Global chia sẻ: "Thứ nhất, Việt Nam có sự tăng trưởng về dân số, kinh tế phát triển nhanh, vì thế cần tổ chức chuỗi cung ứng để tận dụng được nguồn lực và giải bài toán cho các doanh nghiệp, đưa Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Điểm thứ hai là Việt Nam cũng có thách thức về biến đổi khí hậu mà cần phải chủ động ứng phó được, ví dụ như cơn bão Yagi vừa qua đã cho thấy rõ điều đó. Thứ ba là Việt Nam có rất nhiều tiềm năng trong lĩnh vực chip bán dẫn. Từ ba điểm này thì chúng tôi nhận định 'Quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam' là một chủ đề rất quan trọng và đã đưa được những diễn giả cấp cao nhất từ quốc tế về để trao đổi với Việt Nam".

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Văn Sự, Hiệu Phó trường Đại học Thương mại cho biết: "Hội thảo đã thu hút được rất nhiều chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín đến từ các trường đại học lớn của thế giới. Các nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận và có nhiều ý kiến để đóng góp vào chuỗi cung ứng của Việt Nam trong bối cảnh chúng ta đang ngày càng hội nhập. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam đã lên tới 200%, kinh tế Việt Nam phát triển và phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu vì vậy vai trò của quản lý chuỗi cung ứng rất quan trọng".

Các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự hội thảo.

Những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, logistics và sản xuất đã được đưa ra thảo luận. Cùng với đó là kinh nghiệm quốc tế để giúp hợp tác hiệu quả trong chuỗi cung ứng bền vững; thích ứng với những thách thức của biến đổi khí hậu; thiết kế và quản lý hệ thống logistics, cũng như các thực hành quản lý bền vững trong sản xuất.

Giáo sư Stefan Minner, chuyên ngành Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics, Trường Quản lý TUM, Đức cho rằng: "Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng bền vững. Khi phân tích được dữ liệu và sử dụng công nghệ hiện đại để đưa ra dự đoán sẽ giúp chúng ta đưa ra được quyết định chính xác trong quản lý chuỗi cung ứng. Việt Nam cũng cần đầu tư vào thế hệ trẻ, giáo dục cả học thuật và kỹ năng để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu".

Giáo sư Pierre Fenies, Giám đốc Trung tâm khoa học quản trị, Trường đại học Pantheon Assas, Pháp khẳng định: "Biến đổi khí hậu và nhiều thách thức đang đặt ra. Để xây dựng được chuỗi cung ứng thích ứng được và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thì chúng ta phải ứng dụng công nghệ nhiều hơn. Chuyển đổi số sẽ giúp quá trình logistic được kiểm soát, mang tới sự chuẩn bị tốt hơn cho các nhà sản xuất cũng như các nhà hoạch định chính sách".

Trong khuôn khổ hội thảo, sáng ngày 22/10 tại Trường Đại học Thương mại diễn ra Tọa đàm chính sách bàn tròn về Chuỗi cung ứng ứng phó thiên tai. Đây là diễn đàn để các nhà nghiên cứu và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chia sẻ ý tưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng trong bối cảnh hiện nay.

Việt Nam đang vươn lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Chính phủ đã có những bước tiến lớn về môi trường vĩ mô ổn định, chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo lực lượng lao động trẻ dồi dào. Các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc xanh hoá trong sản xuất, quan tâm đến các yếu tố công nghệ và con người để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tài sản của Giám đốc điều hành Tesla, ông Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tăng thêm 26 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu của Tesla ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2013.

Thị trường chứng khoán hôm nay chứng kiến áp lực bán kèm theo thanh khoản sụt giảm nhẹ ngay trong phiên sáng, cho thấy tâm lý bi quan của nhà đầu tư đã giảm bớt sau phiên sụt giảm khá mạnh trước đó.

Nhằm định hướng, khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp chuyển đổi đầu tư, sản xuất xanh để phát triển bền vững, Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch, trong đó lấy chuyển đổi sản xuất xanh, phát triển bền vững làm chủ đề chính để thu hút đầu tư cho lĩnh vực này.

Tại buổi họp báo về triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đánh giá nền kinh tế khu vực vẫn là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới và nâng mức dự báo tăng trưởng của khu vực trong năm 2024, 2025.

Hiện đã có 10 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm, gồm ACB, VIB, SeABank, Techcombank, Eximbank, LPBank, SaigonBank, BaoVietBank, PGBank, Kienlongbank.

Trong báo cáo mới nhất gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước đề xuất 4 nhóm giải pháp và 2 nhóm kiến nghị theo hướng siết chặt thị trường vàng, trong đó xử lý nghiêm hành vi thao túng, trục lợi và buôn lậu.