Hội thi hoa đào truyền thống đầu tiên của Hà Nội
Tham gia hội thi có 54 tác phẩm của 29 tác giả đến từ 2 phường Nhật Tân và Phú Thượng. Các tác phẩm dự thi là cây đào bonsai, đào cổ thụ, đào thất thốn truyền thống từ 5 đến trên 10 năm tuổi, được các hộ gia đình với nhiều năm kinh nghiệm trồng đào chăm sóc cẩn thận, có dáng thế đẹp, ẩn chứa câu chuyện riêng. Các sản phẩm được đánh giá dựa trên 13 tiêu chí hội tụ gồm: Dáng thế, tuổi thọ, nguồn gốc, ý nghĩa chủ thể và thẩm mỹ… Hội thi nhằm “Kết nối tiềm năng - Gia tăng giá trị - Phát triển bền vững” những giá trị làng nghề truyền thống nói chung, tôn vinh nét đẹp làng nghề đào Nhật Tân, quận Tây Hồ gắn với giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hiện toàn quận Tây Hồ có 146 ha đất trồng đào. Với vị trí địa lý và bề dày lịch sử, quận Tây Hồ đang phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế, xây dựng quận thành trung tâm dịch vụ - du lịch văn hóa của Thủ đô./.
Chiến dịch "Đổi mới và Bảo tồn di sản trong thế giới số" đã ra mắt trên nền tảng TikTok vào sáng 29/3, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản kết hợp công nghệ.
Ikebana là bộ môn nghệ thuật dành cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng và tìm kiếm cái đẹp trong những điều giản dị.
Triển lãm nghệ thuật cắm hoa Ikebana “Nhất hoa nhất khí” giúp người xem tri cảm một luồng sinh khí mạnh mẽ đến từ thiên nhiên trong tiết khí mùa xuân, nhận ra sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người cùng tài nghệ của người cắm hoa.
Chương trình số 06 về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" là một trong 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.
Tỉnh Phú Thọ có chủ trương nghiên cứu phương án quy hoạch, kiến trúc xây dựng Tháp Hùng Vương tại khu vực Chợ Trung tâm (cũ), thành phố Việt Trì.
Triển lãm “Sắc thái Tây Hồ” chứa đựng tình yêu của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng với Hồ Tây được trưng bày tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội.
0