Hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ' (phần 14) - Hữu Mai

Sau chiến dịch Hà Nam Ninh, tại đồng bằng Bắc Bộ, địch ra sức củng cố quân sự, tàn phá cơ sở kinh tế của ta, đồng thời chúng đẩy mạnh kế hoạch củng cố vùng Tây Bắc. Trước tình hình khó khăn ở vùng hậu địch, Tổng quân ủy đề nghị với Trung ương cho mở một chiến dịch nhỏ ở hướng Tây Bắc và phát động một tháng chiến tranh du kích buộc địch phải đối phó.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đắm chìm vào những trang văn của tác giả, không khỏi xúc động trước hình ảnh cậu bé Côn 11 tuổi chứng kiến cảnh mẹ mất ở kinh thành Huế trong những ngày giáp Tết. Một mình Côn bế đứa em nhỏ côi cút, bệnh tật, yếu ớt mới được vài tháng tuổi đi xin từng giọt sữa để duy trì sự sống cho em. Nhưng chỉ sau một vài ngày, đứa em bé nhỏ kia cũng rời bỏ Côn mà đi. Đau buồn, xót xa trước sự mất mát lớn lao trong gia đình, cụ đồ Nguyễn Sinh Sắc quyết định đưa hai con trai trở về xứ Nghệ.

Năm 1898, cậu bé Nguyễn Sinh Cung bắt đầu được học chữ Hán thông qua những lớp dạy học của cha ở Huế, khám phá bao điều hay của chữ nghĩa. Song cũng chính trong khoảng thời gian này, gia đình có thêm một thành viên mới nên cậu bé Côn phải phụ mẹ chăm em. Những khó khăn vất vả tại kinh thành Huế đã mang đến nhiều trải nghiệm cùng sự chiêm nghiệm quý giá cho cậu bé Nguyễn Sinh Cung như thế nào?

Chuyến đi theo cha mẹ vào kinh thành Huế chính là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời của Bác. Sự học của cậu bé Côn bắt đầu được ảnh hưởng rõ hơn từ cha mẹ. Chữ là mắt, người không có chữ coi như người mù ở thế gian. Trí thông minh, sự nhạy bén và ham học hỏi hơn người của cậu bé Côn được nhà văn Sơn Tùng khắc họa rõ nét qua từng câu hỏi, lời nói, thái độ diễn ra trong đời sống bình thường.

Trong tác phẩm ‘Búp sen xanh’ của nhà văn Sơn Tùng, tác giả sử dụng theo tiếng địa phương nên cậu bé Nguyễn Sinh Cung hồi nhỏ vẫn được mọi người quen gọi là cậu bé Côn. Như một lẽ đương nhiên, cậu bé Nguyễn Sinh Côn càng lớn càng thông minh, sáng dạ. Cậu có những suy nghĩ, lời nói không giống như những đứa trẻ khác. Không ít người bạn của cụ nho Sắc đã phải trầm trồ khen ngợi.

Trong phần ba của cuốn tiểu thuyết sẽ kể lại về xuất thân dòng dõi và những năm tháng tuổi thơ mồ côi cha mẹ được gia đình thầy dạy Hoàng Xuân Đường nuôi dưỡng của cậu bé Nguyễn Sinh Sắc, cha của Bác Hồ.

Trong phần hai của cuốn tiểu thuyết kể về tang lễ của thầy đồ Hoàng Xuân Đường, là ông ngoại của Bác Hồ cũng là thầy dạy, người nuôi dưỡng ông Nguyễn Sinh Sắc – người cha yêu quý của Bác. Những trang tiểu thuyết cũng cho biết thêm về gia thế của bà Hoàng Thị Loan và thầy đồ Nguyễn Sinh Sắc – những bậc thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.