Hồi ức “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ” (phần 5) - Hữu Mai

Là người may mắn có quãng thời gian làm việc bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đối với nhà văn Hữu Mai đó không chỉ là niềm vinh dự, tự hào, mà đó còn là quãng thời gian ông được chứng kiến những hành trình sống, chiến đấu và cống hiến hết mình của Đại tướng đối với đất nước, đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong phần 5 của cuốn hồi ức, quý thính giả sẽ được dõi theo tiến trình tiêu diệt nhanh gọn hai binh đoàn Charton và Le Page của địch, giải phóng khu vực lòng chảo Thất Khê.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ thị của Trung ương với Chiến dịch Liên khu III là tranh thủ nhân dân, vận động ngụy binh, đồng bào Công giáo thi hành các chính sách của Đảng trong các vùng giải phóng. Thắng lợi chính trị cũng quan trọng không kém thắng lợi quân sự. Đại đoàn 304, 320, 308 đã tiến về Ninh Bình trong sự chào đón của nhân dân. Diễn biến của Chiến dịch Liên khu III sẽ tiếp tục được chuyển tới quý thính giả chương trình hôm nay.

Xác định cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc là cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ, tự lực cánh sinh là chính, vì vậy, sau Chiến dịch Hoàng Hoa Thám, Trung ương quyết định mở chiến dịch Liên khu III để góp phần nâng đỡ phong trào chiến tranh du kích, giúp đồng bào vùng địch hậu đỡ bị những trận càn quét. Với chủ trương tiết kiệm xương máu của chiến sĩ, quân không cần đông, mà phải xây dựng lực lượng tinh nhuệ, Trung ương và Bác đã có những quyết sách sáng suốt.

Sau chiến dịch Trung du, Trung ương quyết định mở tiếp một chiến dịch mới nhằm đẩy mạnh hoạt động quân sự trước mùa mưa, không cho quân địch có thời gian củng cố lực lượng càn quét đồng bằng - chiến dịch mang tên người Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám.

Để ngăn chặn tham vọng giành quyền chủ động của tướng Đờ lát trên chiến trường miền Bắc, chiến dịch Trung du đợt hai đã nổ với chủ trương đánh điểm, diệt viện. Diễn biến của chiến dịch này sẽ tiếp tục được chuyển tới thính giả trong phần 9 Hồi ức “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ” (phần 9) do nhà văn Hữu Mai ghi lại.

Sau một thời gian lắng xuống trước khó khăn về kinh tế, chiến tranh Đông Dương một lần nữa lại bùng nổ gây sóng gió trong Chính phủ và dư luận quần chúng. Tình thế này khiến cho Pháp buộc phải cấp tốc tăng cường quân sự và lựa chọn những giải pháp không có lợi cho chúng. Nắm bắt thời cơ địch chưa kịp chuẩn bị phòng ngự, Bác cùng Bộ Chỉ huy của ta đã lên kế hoạch mở các chiến dịch nhắm vào trung du.

Năm 1951, Bác đề nghị đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam. Việc thay đổi này theo Bác phân tích, không còn là vấn đề riêng của Cách mạng Việt Nam mà còn liên quan đến Cách mạng Lào và Campuchia. Tuy nhiên, để tổ chức một Đại hội Đảng giữa thời kỳ chiến tranh ác liệt như thế này không phải là điều dễ dàng. Trong chương trình hôm nay, mời quý thính giả cùng lắng nghe nội dung một trong những cuộc họp quan trọng của Đảng ta vào năm 1951.