Hồi ức đẹp về Hồ Gươm và Hà Nội xưa
Trưng bày đưa tới cho công chúng cái nhìn toàn diện về sự tiếp biến cảnh quan, không gian lịch sử - văn hóa Hồ Gươm trong những năm đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Hồ Gươm - dấu tích của một khúc sông Nhị Hà xưa là thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô. Với vị trí đắc địa, Hồ Gươm được người Pháp lựa chọn để trở thành trung tâm trong công cuộc chỉnh trang thành phố Hà Nội ngay khi họ đặt chân đến mảnh đất này. Dưới bàn tay quy hoạch của người Pháp, Hồ Gươm như một Giao lộ - điểm nối hai nét kiến trúc và văn hóa Đông - Tây, là sự chuyển biến hợp lý giữa khu phố Ta ở phía Bắc và khu phố Tây ở phía Nam. Cùng với những nếp quen cũ, tập quán sinh hoạt truyền thống của người Hà Nội, diện mạo mới của một đô thị phương Tây khiến lối sống của người dân có nhiều điều mới mẻ. Sự cộng hưởng đó tạo nên dấu ấn rất riêng cho Hồ Gươm và phố cổ ngày nay.
Bà Trần Thị Mai Hương, GĐ Trung tâm lưu trữ Quốc gia I cho biết : ' Mỗi bức ảnh, mỗi kỷ vật đều minh chứng cho một giai đoạn phát triển của Hà Nội nói chung và khu vực Hồ Gươm nói riêng. Những kiến trúc còn được lưu giữ tới hôm nay là bằng chứng lịch sử xác thực nhất về nền giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây'
Qua năm tháng, Hà Nội đã có nhiều đổi thay. Trong đó, Hồ Gươm nhanh chóng trở thành trung tâm hành chính, tín ngưỡng, thương nghiệp, dịch vụ, hoạt động văn hóa và giải trí, một giao lộ kết nối hai kiểu kiến trúc và văn hóa Đông - Tây. Dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, Hồ Gươm vẫn luôn đóng vai trò là trung tâm, nơi hỗ trợ cho các hoạt động truyền thống, nơi chứng kiến, tiếp nhận những thăng trầm lịch sử của thành phố và người dân nơi đây.
'Đành rằng nhu cầu phát triển đô thị sẽ xuất hiện nhiều công trình cao tầng quanh khu vực Hồ Gươm, nhưng về nguyên lý thì chúng ta phải bảo tồn được không gian, tạo ra một nếp sống là khi đến với Hồ Gươm, mỗi người dân cần phải làm gì để gìn giữ một trong những 'lẵng hoa' đẹp nhất của Thủ đô', nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.
Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.
Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).
Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm
Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.
0