Hôm nay, Quốc hội thảo luận dự án Luật Thủ đô sửa đổi

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, hôm nay (27/11), Quốc hội thảo luận hội trường về dự án Luật Thủ đô sửa đổi, trong đó sẽ bàn cơ chế riêng để Hà Nội phát triển đột phá.

Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi gồm 7 chương, 59 điều; trong đó sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều. Đáng chú ý, dự thảo luật quy định về chính quyền Thủ đô, trong đó, về mô hình tổ chức, thực hiện mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân phường ở Hà Nội theo Nghị quyết số 97 và bổ sung thành phố thuộc TP Hà Nội.

Theo tờ trình của Chính phủ về dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, TP.Hà Nội sẽ thực hiện mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân phường, đồng thời tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân (từ 95 lên 125 đại biểu), tỷ lệ đại biểu chuyên trách (từ 20% lên 25%), số lượng Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân (từ 2 lên tối đa 3); mở rộng thành phần Thường trực Hội đồng nhân dân so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực và tăng tính chuyên nghiệp của Hội đồng nhân dân.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô sửa đổi

Đặc biệt, theo Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Hà Nội dự kiến sẽ hình thành hai thành phố trực thuộc. Thành phố phía Bắc là Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh và thành phố phía Tây - Xuân Mai, Hòa Lạc. Để tạo cơ sở pháp lý bước đầu, dự thảo Luật quy định phân một số quyền của HĐND, UBND TP Hà Nội cho HĐND, UBND thành phố phía Bắc và phía Tây. Cụ thể, UBND, HĐND của hai thành phố mới sẽ được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể một số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù trực thuộc; điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác. Thành phố mới cũng được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý và tuyển dụng công chức cho các cơ quan.

Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng giao Thường trực Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội một số thẩm quyền như: Quyết định các biện pháp để giải quyết công việc đột xuất, khẩn cấp; quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C; quyết định hỗ trợ các cơ quan Trung ương để thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn; hỗ trợ các địa phương khác trong trường hợp cần thiết.

Sáng 27/11, Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Luật Căn cước và Luật Nhà ở sửa đổi. Sau đó, đại biểu thảo luận hội trường báo cáo của Chính phủ về Sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP Đà Nẵng và kết quả 3 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM.

Buổi chiều, các đại biểu bấm nút thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); thảo luận ở hội trường về dự án Luật Lưu trữ sửa đổi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với 87,89% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Với 413/422 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/11 về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, một trong những nội dung được quan tâm là các quy định liên quan đến việc tách bạch, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.

Sáng 23/11, Chính phủ trình Quốc hội Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Chiều 23/11, Quốc hội chính thức thông qua Luật Di sản Văn hóa. Luật được thông qua vào đúng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11).