Hơn 10 triệu người Việt có nguy cơ mắc ung thư gan

Việt Nam là một trong những nước có gánh nặng bệnh tật do các biến chứng của xơ gan và ung thư gan cao nhất trong khu vực. Tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B rất cao so với các nước trên thế giới (10- 20%). Đặc biệt, ung thư gan là ung thư đứng hàng đầu về tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong. Hội thảo cập nhật xử trí ung thư gan và các biến chứng xơ gan vừa diễn ra tại bệnh viện Bạch Mai, thu hút sự quan tâm của gần 300 bác sỹ thuộc chuyên ngành tiêu hóa gan mật tham dự trực tiếp và trực tuyến.

Đây là một hội thảo quốc tế được tổ chức định kỳ hàng năm với sự tham gia của các giáo sư, chuyên gia đầu ngành đến từ các Trường đại học Y khoa và Bệnh viện lớn của Hàn Quốc, Hoa Kỳ và các bác sỹ chuyên ngành tiêu hóa gan mật, ung bướu, ngoại khoa của các Bệnh viện lớn ở miền Bắc Việt Nam.

Tại buổi hội thảo, những cập nhật trong điều trị bệnh gan mạn tính như viêm gan virus B, xơ gan và các biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa, hội chứng gan thận, ung thư gan được đưa ra thảo luận.

Hơn 10 triệu người Việt có nguy cơ mắc ung thư gan

Do không có triệu chứng, nên viêm gan virus được coi như "sát thủ thầm lặng" âm thầm hủy hoại sức khỏe con người.

Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm gan virus B và C có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan, thậm chí tử vong. Hiện nay tỷ lệ các bệnh về gan mật như ung thư gan, xơ gan và các biến chứng do xơ gan ngày càng tăng.

Những tiến bộ trong điều trị cùng những kinh nghiệm trong thực hành lâm sàng nhằm tối ưu hóa hiệu quả kéo dài sống còn cho người bệnh , luôn là một trong những nội dung khoa học được nhiều bác sĩ quan tâm.

Phối hợp đa chuyên khoa trong điều trị bệnh lý gan mật nói chung và ung thư gan nói riêng, luôn là nguyên tắc hàng đầu giúp  bệnh nhân tiếp cận toàn diện và tối ưu các phương pháp điều trị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.