Hơn 1.000 người dự lễ rước tôn vinh tổ nghề dệt lụa

Chiều 1/12, tại phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), trong khuôn khổ Tuần văn hóa, du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 đã diễn ra lễ rước tôn vinh tổ nghề dệt lụa, với đội hình hơn 1.000 người, cùng nhiều người dân và du khách dõi theo.

 

Lễ hội tôn vinh tổ nghề - Đức Đương cảnh Thành hoàng A Lã Đê Nương - Nga Hoàng Đại vương - người có công chiêu dân, lập ấp Vạn Bảo (nay là Vạn Phúc) truyền dạy nhân dân Vạn Phúc nghề dệt lụa. Vạn Phúc còn là làng cách mạng - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều chiến sỹ cách mạng từng sống và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Làng lụa Vạn Phúc tồn tại hơn 1.000 năm, đi đầu trong ngành dệt Việt Nam. Dưới triều Nguyễn, lụa Vạn Phúc chuyên dùng để may y phục cho vua chúa, quan lại trong triều đình.

Hiện nay, làng có gần 800 hộ gia đình làm nghề dệt lụa, chiếm gần 60% tổng số hộ sinh sống tại đây. Mỗi năm, làng tơ lụa Vạn Phúc sản xuất khoảng 2,5-3 triệu mét vuông vải.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình đặc biệt “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.

Trong xu hướng phát triển đô thị, sinh thái hiện nay, nghề sinh vật cảnh không chỉ duy trì mà còn được đầu tư, phát triển bài bản, chuyên canh với sản phẩm giá trị cao. Hiện nhiều vùng ngoại thành của Thủ đô như: Thường Tín, Thanh Trì, Gia Lâm, Phúc Thọ… đều có làng nghề sinh vật cảnh nổi tiếng.

Ngày hội 'Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc' sẽ diễn ra trong ba ngày, từ 14 đến 16/2/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Những ngày này, ngôi làng làm hương nổi tiếng ở Phú Xuyên tất tật hơn bình thường, bởi chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán - dịp mà nhu cầu sử dụng hương thơm trong cúng lễ của người dân tăng cao. Những người dân làng hương Văn Trai Thượng đang cần mẫn ngày đêm để làm ra những nén hương thơm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dịp đón chào năm mới.

Hà Nội là “Thành phố di sản” với quỹ di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng khi có gần 6.000 di tích lịch sử văn hóa. Kho tàng di sản đồ sộ này được ví như kho báu của dân tộc, thế nhưng, vấn đề là làm thế nào để biến những di sản đó thành tài sản, trở thành nguồn lực dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội?

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định công nhận 33 Bảo vật Quốc gia. Trong số đó, Hà Nội là địa phương có nhiều Bảo vật Quốc gia nhất.