Hơn 1.000 nhà đất công ở TP. HCM đang bỏ trống
Giám đốc Sở Tài chính TP. HCM Nguyễn Hoàng Hải cho biết, thành phố hiện quản lý khoảng 13.000 địa chỉ nhà, đất công, trong đó có hơn 2.000 địa chỉ do Trung ương quản lý và gần 11.000 địa chỉ thuộc quyền quản lý của thành phố.
Liên quan đến việc trên địa bàn TP. HCM còn hơn 1.000 nhà đất công đang bỏ trống, sử dụng kém hiệu quả. Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi khẳng định, thành phố đã lập kế hoạch rà soát, giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản công. Các tài sản đang được phân loại để đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Đất công bỏ hoang gây lãng phí nguồn lực nhà nước, bởi nếu được đưa vào vận hành, bán đấu giá thì những mảnh đất đắc địa đó có thể mang lại nguồn thu ngân sách không nhỏ.
Đất công bỏ hoang còn là nơi chôn vùi tài sản của nhiều doanh nghiệp. Quan sát các doanh nghiệp bất động sản cũng như các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, một người bình thường có chút kiến thức về kinh tế, tài chính cũng có thể thấy được cách đất công đã bị tư nhân hóa.
Đặc biệt, đối với các tài sản thuộc thẩm quyền của Trung ương, thành phố sẽ phối hợp trực tiếp để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết. Với các tài sản thuộc thẩm quyền địa phương, các đơn vị liên quan sẽ chịu trách nhiệm xử lý theo tinh thần minh bạch, hiệu quả.
TP. HCM cũng đang nghiên cứu sắp xếp lại trụ sở các sở, ngành; tính toán sử dụng trụ sở chung nhằm tối ưu hóa hiệu quả khai thác. Việc này không chỉ tiết kiệm chi phí, mà còn tạo thêm nguồn lực phục vụ sự phát triển của thành phố.
Dù là phân khúc được Nhà nước hỗ trợ, nhưng lợi dụng sự khan hiếm của phân khúc nhà ở giá rẻ, nhiều đối tượng vẫn sử dụng thủ đoạn để lừa đảo người mua nhà ở xã hội.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện số 130/CĐ-TTg về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội (NƠXH).
Tình trạng đất đấu giá bị đẩy lên cao một cách phi lý không chỉ làm méo mó thị trường mà còn gây thiệt hại trực tiếp đến người dân. Ban Dân nguyện đã đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành có giải pháp kiểm soát chặt việc đấu giá đất.
Năm 2025, Hà Nội sẽ có thêm hơn 15.000 căn hộ nhà ở xã hội - một nguồn cung lớn nhà giá rẻ sẽ được đưa ra thị trường. Để tránh rủi ro bị lừa đảo, người mua cần phải nắm vững một số điều kiện khi mua nhà ở xã hội hình thành trong tương lai như sau.
Sắp tới sẽ có thêm 100.000 tỉ đồng vốn trái phiếu chính phủ cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp vay ưu đãi mua nhà trong giai đoạn 2025 - 2030. Như vậy, cơ hội tiếp cận vốn vay tiếp tục được mở ra, nhưng cần tăng nguồn cung để người dân có nhà để mua.
Ngày 11/12, HĐND Thành phố Hà Nội đã tiến hành chất vấn nhiều vấn đề được cử tri quan tâm. Nổi bật trong lĩnh vực nhà đất là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng các dự án chậm triển khai và công tác quản lý tài sản công.
0