Hơn 116.000 học sinh lớp 12 Hà Nội thi thử tốt nghiệp

Ngày 5/4, hơn 116.000 học sinh lớp 12 toàn thành phố tham dự kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng môn Ngữ văn và Toán. Được tổ chức hàng năm, kỳ kiểm tra là cơ hội để các em học sinh làm quen với kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời, là căn cứ để các nhà trường điều chỉnh hoạt động ôn tập cho học sinh.

Trong hai ngày 5 và 6/4, học sinh lớp 12 toàn thành phố tham dự kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng. Sau môn Ngữ văn và Toán, ngày mai (6/4), các em làm bài kiểm tra tổ hợp và môn Ngoại ngữ. Đây là kỳ thi cuối cùng theo Chương trình 2006. Nâng cao chất lượng kỳ thi này, cùng mục tiêu tổ chức một kỳ thi an toàn, không lỗi sót là nhiệm vụ đặt ra với các trường THPT và ngành giáo dục đào tạo Thủ đô.

Hiện, ngành giáo dục Thủ đô đã tăng được 11 bậc trong xếp loại toàn quốc thi tốt nghiệp THPT, xếp vị trí thứ 16 vào năm 2023. Năm nay, Hà Nội đặt mục tiêu tiếp tục cải thiện vị trí xếp hạng toàn quốc.

Trường THPT  Xuân Giang - huyện Sóc Sơn có điểm trung bình môn tiếng Anh xếp thứ 139 và môn Toán xếp thứ 119.

Dù tỷ lệ tốt nghiệp THPT đã tăng dần từng năm và tiệm cận dần với tỷ lệ chung của thành phố, song 5 năm qua, Trường THPT Mỹ Đức B - huyện Mỹ Đức vẫn là một trong số những trường chưa đạt tỷ lệ 100% học sinh tốt nghiệp THPT.

Với Trường THPT Xuân Giang - huyện Sóc Sơn, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đã đạt 100%. Nhưng trong khi điểm trung bình của môn Vật lý, Hóa học ở top 10 của thành phố thì điểm trung bình môn Tiếng Anh xếp thứ 139 và môn Toán xếp thứ 119.

Năm 2023, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của Hà Nội đạt 99,56%, tăng 11 bậc trong xếp loại toàn quốc (từ xếp thứ 27 lên vị trí thứ 16). Song, vẫn có tới 53 đơn vị có tỷ lệ tốt nghiệp thấp hơn mức trung bình của thành phố. Số liệu 5 năm gần đây cũng cho thấy, có tới 62 trường không có sự chuyển biến về chất lượng.

Năm 2023, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của Hà Nội đạt 99,56%.

Một trong những giải pháp hiệu quả tiếp tục được ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội triển khai quyết liệt từ nay đến trước kỳ thi là phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm”. Theo đó, những kinh nghiệm trong ôn tập cho học sinh lớp 12 được chia sẻ giữa các tổ nhóm chuyên môn, giữa các nhà trường.

Tiết dạy của giáo viên trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng - quận Ba Đình tại trường trung học phổ thông Tân Lập - huyện Đan Phượng vừa được thực hiện.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.

Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.

Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.

Sáng 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi TP. Hà Nội tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc THPT, năm học 2023-2024.

Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục Thủ đô chú trọng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua tổ chức nhiều chuyên đề, hội giảng nhằm bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ công nghệ thông tin.