Hơn 150.000 trẻ sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Theo Bộ y tế, đến nay Việt Nam có khoảng 150.000 trẻ chào đời nhờ thụ tinh ống nghiệm. Từ ba cơ sở đầu tiên, Việt Nam đã phát triển 54 cơ sở hỗ trợ sinh sản toàn quốc làm chủ nhiều kỹ thuật tiên tiến trên thế giới và mang lại hiệu quả cao.

Tỷ lệ có thai trước đây khoảng 10-20% nay tăng lên 40-50%, có những cơ sở lên 70%. Hiện hai phương pháp thường dùng để giúp tăng khả năng mang thai cho các cặp đôi điều trị hiếm muộn là bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Trong đó IVF là phương pháp lấy tinh trùng và trứng ra ngoài cho thụ tinh ngoài cơ thể sau đó nuôi và cấy phôi lại trong buồng tử cung.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dịch bệnh ho gà bùng phát mạnh ở Anh trong 4 tháng đầu năm, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ghi nhận 5 trẻ tử vong.

Nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ có các thế hệ bị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hủy hoại sức khỏe tinh thần và thể chất. Hiện đã có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó có 5 nước thuộc ASEAN.

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gien bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ phải gắn với truyền máu suốt đời. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh có thể tầm soát và sàng lọc trước sinh, sau sinh. Chủ đề "Ngày Thalassemia thế giới 8/5" năm nay mang thông điệp là tăng cường, phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.