Hơn 1.700 tỷ đồng chi cho khám, chữa bệnh BHYT mỗi tháng

Trung bình mỗi tháng, hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn Hà Nội bảo đảm quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT cho hơn 800.000 lượt người với số tiền chi hơn 1.700 tỷ đồng.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, hiện nay, cả nước có hơn 90 triệu người dân tham gia BHYT, bằng 92,4% tổng dân số.

Thời gian gần đây, trung bình mỗi tháng, các cơ sở y tế đón tiếp, phục vụ, bảo đảm quyền lợi cho hơn 14 triệu lượt bệnh nhân BHYT, với số tiền chi gần 10.000 tỷ đồng.

Hơn 1.700 tỷ đồng chi cho khám, chữa bệnh BHYT mỗi tháng

Từ thực tế chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT, BHXH Việt Nam ghi nhận khoảng 60-70% người tham gia BHYT sử dụng thẻ BHYT để đi khám, chữa bệnh.

Nói cách khác, trung bình 3 người tham gia chính sách, thì có 2 người sử dụng tấm thẻ an sinh đi khám, chữa bệnh. Tần suất khám, chữa bệnh BHYT của người dân từ 2-2,1 lần/năm.

Tại Hà Nội, năm 2023, BHXH thành phố ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT với 187 cơ sở y tế, trong đó 25 cơ sở tuyến trung ương; 48 cơ sở tuyến tỉnh, thành phố; 97 cơ sở tuyến huyện; 19 cơ sở y tế cơ quan, đơn vị, trường học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tỷ lệ chữa khỏi một số bệnh ung thư của Bệnh viện K và một số bệnh viện ở Việt Nam đã ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế là một trong những nội dung quan trọng được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đang diễn ra. Dự án luật bổ sung thêm nhiều quy định mới nhằm tăng thêm quyền lợi cho người tham gia khi đi khám, chữa bệnh.

Người đi khám chữa bệnh có thẻ bảo hiểm y tế phải đúng tuyến với nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, nên việc chuyển tuyến vốn đang gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề cử tri kỳ vọng Quốc hội sẽ sửa đổi trong kỳ họp lần này.

Virus đậu mùa khỉ đang gây ra mối lo ngại mới ở Trung Phi khi chủng clade Ia, vốn chỉ lây từ động vật sang người, đang có xu hướng tiến hóa cho thấy khả năng lây truyền liên tục từ người sang người

Một trong bốn mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2025, là nâng cao năng lực, hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện và điều trị các bệnh không lây nhiễm. Hiện nay, tuyến y tế cơ sở đang tăng cường công tác sàng lọc để phát hiện và điều trị hiệu quả các bệnh này.

Theo Sở Y tế TP.HCM, từ đầu năm 2024 đến cuối tháng 10 này, các bệnh viện tại TP.HCM đã điều trị cho 3.139 trường hợp mắc bệnh sởi, trong đó 58% số ca đến từ các tỉnh, thành phố phía Nam.