Hơn 4.400 người sơ tán vì cháy rừng tại bang California

Hơn 4.400 người đã được sơ tán khỏi các thị trấn ở bang California, Mỹ, trong lúc một đám cháy rừng lớn ở khu vực đang lan rộng với tốc độ rất nhanh.

Đám cháy được đặt tên là Park, bùng phát từ ngày 24/7 gần Chico, ở quận Butte, chỉ trong vài giờ đã tàn phá một khu vực rộng lớn ở quận này và quận Tehama lân cận.

Chỉ trong vòng hai ngày, đám cháy này đã trở thành đám cháy lớn thứ 20 trong lịch sử bang California theo diện tích đất và là đám cháy rừng dữ dội nhất tấn công bang California trong mùa hè này, sau đợt nắng nóng khủng khiếp.

97.000 ha rừng đã bị thiêu rụi, 134 công trình bị phá hủy và đám cháy đang tiếp tục bùng phát mạnh hơn.

Tính đến đêm 26/7, 97.000 ha rừng đã bị thiêu rụi, 134 công trình bị phá hủy và đám cháy đang tiếp tục bùng phát mạnh hơn, tạo ra cột khói xám dày đặc khổng lồ, với những đám mây bụi giống như những đám mây của một cơn bão dữ dội.

Theo cơ quan cứu hỏa của bang California, hiện tại đám cháy vẫn chưa được kiểm soát, bất chấp nỗ lực của khoảng 1.700 lính cứu hỏa. Các sở cứu hỏa từ khắp bang đã cử các đội chi viện tham gia chữa cháy.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 18/9 cảnh báo rằng, nếu chính phủ các nước không tăng cường hành động về khí hậu, hai phần ba các khu vực trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiệt độ tăng thêm 3 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bộ Y tế Liban thông báo, số người chết trong vụ nổ máy bộ đàm hôm thứ Tư đã tăng lên 9 người và hơn 300 người bị thương. Vụ tấn công mới xảy ra chỉ một ngày sau vụ nổ máy nhắn tin khiến 12 người tử vong và hơn 2.800 người bị thương ở Liban.

Nhà lập pháp Hungary Elod Novak kêu gọi mở cuộc điều tra về BAC Consulting có trụ sở tại Budapest và ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với CEO của công ty sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Liban.

Hôm 18/9, Bộ trưởng Y tế Liban, ông Firass Abiad cho biết số người chết do máy nhắn tin phát nổ ở Liban đã tăng lên 12 người, trong đó có hai trẻ em.

Đợt hạn hán tồi tệ nhất từng được ghi nhận đã làm mực nước của các con sông trong lưu vực sông Amazon xuống thấp kỷ lục.

Việc Meta công ty mẹ của Facebook và Instagram tại Mỹ tuyên bố cấm hãng truyền thông Russia Today(RT) và các mạng lưới truyền thông nhà nước Nga khác khỏi các nền tảng do công ty này sở hữu đã làm dấy lên phản ứng trong dư luận trên thế giới.