Hơn 5000 người tham gia đêm khai mạc Lễ hội Áo dài

Sau thời gian dài chuẩn bị chu đáo cho sự kiện đặc biệt tối ngày 07/03/2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, đã chính thức diễn ra khai mạc Lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 10. Hơn 5000 khán giả đã có mặt tại Lễ khai mạc. Điều này cho thấy sự quan tâm của đông đảo của công chúng đối với sự kiện quan trọng nhất của ngành du lịch TP.HCM.

Khai mạc Lễ hội Áo dài lần thứ 10

Ngay từ sớm, nhiều du khách đã có mặt tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Áo dài là trang phục mà TP.HCM khuyến khích người dân sử dụng trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Không khí vui tươi, náo nhiệt và đầy màu mắc diễn ra trên khắp phố đi bộ, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Nhiều không gian tiểu cảnh dành cho việc check in cũng được người dân hưởng ứng đông đảo.

“Tôi là người dân TP.HCM nên tôi cũng đã được chứng kiến nhiều lần lễ hội áo dài. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi tham gia vào hoạt động đồng diễn áo dài. Tôi cảm thấy rất vui, tôi cũng đã chuẩn bị khá nhiều cho hoạt động lần này. Việc được trực tiếp tham gia như thế này khiến tôi nghĩ rằng mình đã trở thành một phần của lễ hội và tôi phải có trách nhiệm với Lễ hội Áo dài”, chị Nguyễn Thị Mỹ Trinh, quận 3, TP.HCM chia sẻ.

Nhiều bạn trẻ tranh thủ check in tại tiểu cảnh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP.HCM

Điểm nhấn trong đêm khai mạc, ngoài chương trình nghệ thuật hấp dẫn, công chúng được thưởng thức Chương trình nghệ thuật gồm 2 chương: Chương 1 với chủ đề “Áo dài - Tâm hồn Việt, Văn hóa Việt” và Chương 2 với chủ đề “Áo dài ra thế giới”; đồng thời chiêm ngưỡng các bộ sưu tập 800 mẫu áo dài nổi bật được chế tác công phu, tài hoa từ bàn tay khéo léo và sáng tạo của 30 nhà thiết kế áo dài nổi tiếng, không chỉ mang đậm niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt Nam; cùng sự tham gia đồng hành của 22 văn nghệ sĩ, người nổi tiếng, các hoa hậu, á hậu… với vai trò đại sứ hình ảnh cho Lễ hội.

Toàn cảnh khai mạc Lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 10

Phát biểu tại sự kiện khai mạc, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP. HCM nhấn mạnh: "Áo dài là một trong những trang phục đặc trưng, gắn với đời sống sản xuất và sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của áo dài cũng chính là góp phần nuôi dưỡng, vun đắp, xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam."

Phần thiết kế dàn dựng sân khấu công phu, sáng tạo, tạo sự khác biệt về cách thức, nội dung trang trí với các mùa Lễ hội trước, nhằm đánh dấu chặng đường 10 năm phát triển; sử dụng hệ thống ánh sáng hiện đại; lần đầu tiên dàn nhạc cụ được biểu diễn trực tiếp để thổi hồn vào các tiết mục nghệ thuật phục vụ công chúng; lực lượng diễn viên hùng hậu tham gia là những người đã có quá trình đóng góp từ 10 mùa lễ hội trước; các đại sứ du lịch là những gương mặt thân quen từ những lĩnh vực khác nhau nhưng đều có chung tình yêu đối với chiếc áo dài truyền thống dân tộc, tự nguyện chia sẻ thời gian, góp tâm sức để duy trì và lan tỏa vẻ đẹp của chiếc áo dài.

“Chúng tôi muốn tạo ra một số những nét mới. Đầu tiên là sự tương tác về áo dài. Ngoài lễ hội ra thì chúng tôi muốn đẩy mạnh về phần hội nhiều hơn có sự tương tác của người dân cũng như du khách trong nước và quốc tế đến với TP.HCM trong sự kiện này. Lễ hội áo dài cũng được truyền thông quảng bá đến du khách trong nước và quốc tế thông qua các kênh truyền thông khác nhau. Chúng tôi tổ chức các mô hình tiểu cảnh, các điểm để du khách có thể chụp hình check in và có tương tác nhiều hơn với áo dài cũng như du khách có thể tham gia thử những trang phục áo dài và chụp ảnh với áo dài xuyên suốt trong sự kiện lần này”, ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM  cho biết thêm.

Buổi trình diễn áo dài

Nhằm đánh dấu chặng đường 10 năm phát triển, Lễ hội Áo dài TP.HCM được hướng tới để trở thành sản phẩm du lịch – văn hóa độc đáo hàng năm, truyền cảm hứng về áo dài truyền thống của Việt Nam đến người dân thành phố và bạn bè quốc tế, thu hút du khách đến tham quan thành phố.

Lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 10 diễn từ ngày 7/3 đến 17/3 với nhiều hoạt động đặc sắc, nổi bật tại các địa điểm: công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên Lam Sơn, nhà văn hóa thanh niên, bảo tàng Áo dài...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận Ba Đình đã hoàn thành tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Núi Sưa. Ngôi đền trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách khi đến thăm Công viên Bách thảo ở phường Ngọc Hà.

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.