Honda RS - thứ tài xế cần

Người cầm lái có thể không cần nhạc hay, màn hình cảm ứng sặc sỡ nhưng không thể thiếu sự yên tâm khi vận hành.

Khi chuyển từ xe ngựa lên ôtô hơn 100 năm trước, con người chỉ nghĩ tới một phương tiện có thể di chuyển tự động, chạy nhanh hơn ngựa, không phải chăm bẵm, cho ăn, không phụ thuộc vào thời tiết. Tức là giá trị của một chiếc xe bốn bánh, là đưa người sử dụng đi đến nơi, về đến chốn. Sự phát triển của kinh tế, khoa học công nghệ dần khiến con người có nhiều nhu cầu hơn. Ngồi không làm gì trong xe như vậy thì buồn chán quá, cần có radio, nhạc để nghe. Nghe không thì cũng buồn, cần có màn hình để xem... Cứ thế, giá trị của một chiếc ôtô được mở rộng, và nhiều khi, người ta quan tâm nhiều tới những thứ giá trị cộng thêm, mà quên đi giá trị cốt lõi đã hình thành từ khi ra đời, là khả năng vận hành. Một chiếc xe dù thế nào vẫn là phương tiện giao thông, và vì thế, lái phải tin cậy.

Đó là lý do mà Honda hình thành khái niệm RS. Không phải Racing Sport, Rally Sport hay thứ gì tương tự vậy, mà đó là Road Sailing - lướt trên đường. Hãng xe Nhật hướng tới việc tạo ra những chiếc xe vận hành mượt mà, trôi chảy trên đường, như những con thuyền lướt sóng. Đưa một chiếc Civic RS chạy dọc cung đường biển đẹp nhất Việt Nam từ Cam Ranh tới Mũi Né, là một cách để hiểu rõ hơn vì sao một chiếc xe cần phải lái hay.

Civic RS trải nghiệm cung đường biển miền Trung. Ảnh: Sơn Phạm

Đây là cung đường đặc trưng cho giao thông Việt Nam từ nội đô, đường trường tới đèo núi, và tất nhiên là cảnh đẹp đủ để hành trình không nhàm chán. Con đường hẹp trong phố dẫn ra cánh đồng muối là thứ cần thiết để kiểm chứng điều quan trọng cho xe đi phố, đó là tầm nhìn xung quanh đầu xe. Civic hay City và HR-V trong hành trình này đều thể hiện được một bước tiến mới trong cách thiết kế xe của Honda: cột A không còn cản trở mắt người.

Trước đây, người đi xe Honda thường phàn nàn vì cột A quá to nên vùng điểm mù chéo góc phía trước tăng đáng kể. Ở ngôn ngữ thiết kế hiện nay, cột A đã được gọt mỏng, gương chiếu hậu gắn trên cánh cửa nên vùng điểm mù gần như không còn, bài toán tầm nhìn trước đầu xe được giải quyết triệt để. Muốn chiếc xe lướt êm trên đường, thì điều tiên quyết là nó không phải đâm vào thứ gì đó, muốn vậy tài xế phải quan sát được càng rộng càng tốt.

Và nếu chỉ lướt trong nội đô thì máy yếu chút cũng được, ga trễ chút cũng không sao, khung xe không cứng vững chưa chắc gây phiền phức. Nhưng đưa lên đường trường hoặc khi phải vặn vẹo liên tục trên những khúc cua đường đèo thì một chiếc xe phải cần nhiều hơn nữa để có thể lướt êm.

 

Cung đường ven biển vịnh Vĩnh Hy là một nơi lý tưởng để lái xe với mặt đường rộng, độ nhám tốt, các khúc cua đủ cong để vặn sườn và tầm nhìn thoáng, không vướng điểm mù như những khúc cua tay áo gắt gỏng của vùng núi Tây Bắc.

 

Chuyển về chế độ Sport, và miết ga để tốc độ lên tới 80 km/h, đúng giới hạn tốc độ cho đường ngoài khu dân cư không có dải phân cách. Khá đơn giản với khối động cơ 1.5 tăng áp. Gặp khúc cua trước mặt, đưa vô-lăng uốn theo vạch kẻ đường màu vàng mà không cần quan tâm thừa hay thiếu lái. Hệ thống lái đáp ứng khá vừa vặn để đưa xe vào đúng quỹ đạo. Tốc độ vẫn ở 80 km/h. Người ngồi bên cạnh vẫn hí húi nhìn bản đồ và người ở hàng ghế sau thì đang bận tâm tìm bài hát nào thật "chill" phù hợp với khung cảnh một bên núi, bên còn lại là vịnh xanh biếc. Và nếu cao hứng, không cẩn thận bạn sẽ lên 100-120 km/h ở những đoạn thẳng. Nhưng đừng làm vậy trên đường quốc lộ, đó là con số cho đường cao tốc. Ở phân khúc dưới 1 tỷ, hiếm mẫu xe phổ thông Nhật, Hàn nào qua cua vững như vậy.

Một khung gầm chắc chắn cùng hệ thống treo ổn định giúp Civic làm được điều này. Đó cũng là lý do tại sao trên nền tảng này, Honda tạo ra chiếc Civic Type R mà dân mê xe tốc độ mê mẩn, và nó có giá tới 3-4 tỷ đồng do một số showroom xe tư nhân nhập về.

Honda HR-V RS trên cung đường biển Vĩnh Hy. Ảnh: Sơn Phạm

 

 Đổi lại khả năng bám đường của lốp là thứ âm thanh rào rào vọng từ gầm lên cabin. Luôn có hai phe ý kiến về vấn đề này. Với người ưa xe thể thao, tiếng lốp miết xuống mặt đường là thứ gia vị không thể thiếu, đầy phấn khích và kích thích. Với phe còn lại, đó đơn giản là tiếng ồn. Vậy liệu có thể vẫn vào cua ở 80-90 km/h ổn định, ga thật căng mà vẫn đỡ ồn không? Có, trên những chiếc xe vài tỷ. Nhưng dù sao, với một chiếc sedan phổ thông như Civic, giảm tiếng vọng từ lốp hay từ khoang động cơ sẽ là một điểm cộng ăn tiền.

Để một chiếc ôtô có thể "Road Sailing" nhẹ nhàng, uyển chuyển như một con tàu lướt sóng, thì nền tảng cơ khí khung gầm, động cơ, hộp số là chưa đủ, còn cần tới sự hỗ trợ của công nghệ. Cung đường Bàu Trắng là nơi thích hợp để trải nghiệm, nơi mà bất cứ người thích lái nào cũng nên chạy qua một lần.

Con đường hai làn thẳng tắp vắng người, một bên là đồi cát trắng, một bên là biển xanh, tất cả đều ngút tầm mắt. Cắm Adaptive Cruise Control là cách duy nhất để tài xế không vượt quá tốc độ. Chẳng may gặp xe phía trước đang lững thứng ngắm cảnh, hệ thống can thiệp giảm tốc từ từ, mượt mà hơn so với cùng công nghệ này áp dụng trên CR-V, rồi tăng tốc trở lại khi chuyển làn. Cùng với công nghệ hỗ trợ giữ làn, xe cứ thế lướt êm ở tốc độ 90 km/h mà tài xế cảm thấy như đang "bò" 40 km/h, bởi đường quá đẹp.

Với một mẫu xe được bán ở tất cả các thị trường phát triển, theo tiêu chuẩn thế giới, nhất là châu Âu, Mỹ thì Civic có cơ sở để thuyết phục khách Việt ở khả năng vận hành, cảm giác lái. Tinh thần RS mà hãng xe Nhật hướng tới rõ ràng không phải vài thứ gắn trong bộ bodykit để có vẻ ngoài khác biệt, mà nó nằm ở cách hệ thống khung gầm, máy móc và công nghệ phối hợp với nhau để tạo ra một chiếc xe lái hay, mượt mà như lướt sóng.

Honda đưa nguyên tắc này vào mọi sản phẩm, bởi vậy nếu không thích gầm thấp, vẫn có thể chọn HR-V gầm cao, hoặc nếu ít tiền hơn, có thể chọn City. Đánh đổi là gì? Là bạn đừng vào cua ở 80 km/h như Civic, khoảng 60 km/h là đủ.

Khi đã giải quyết được bài toán giá trị cốt lõi là khả năng vận hành thì những giá trị tăng thêm cũng nên được quan tâm đúng mức. Khách hàng có thể vẫn muốn ở những mẫu xe của Honda một màn hình có giao diện bắt mắt hơn, thiết kế hòa quyện hơn với tổng thể nội thất, hoặc giảm tiếng ồn đi khoảng 1-2 decibel. Những thứ này không giúp chiếc xe an toàn hơn, không giúp lái hay hơn, nhưng sẽ giúp hành trình thú vị và thư giãn hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cách đây hơn 1 tháng, vào ngày 1/2, Sở GTVT Hà Nội đã điều chỉnh tổ chức giao thông tuyến đường ven sông Tô Lịch, đoạn cầu Mọc đến cầu Yên Hòa từ đường dành cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ. Sau một thời gian đưa vào sử dụng, dường như người dân chưa thực sự mặn mà với tuyến đường này.

2023 là năm an toàn bay thương mại đạt mức cao nhất trong lịch sử ngành vận tải hàng không thương mại, theo “Báo cáo An toàn Thường niên năm 2023” vừa được Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) công bố.

Tại Triển lãm ô tô quốc tế Indonesia 2024, VinFast đã nhận được cú đúp giải thưởng. Việc được vinh danh tại các sự kiện chuyên ngành quốc tế đã ghi được dấu ấn của thương hiệu xe Việt trên thị trường ô tô toàn cầu.

Ngay sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lưu lượng vận chuyển quốc tế tại sân bay Nội Bài đã vượt qua đỉnh của năm 2019. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy thủ đô Hà Nội và Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Bên cạnh đó là dấu hiệu phục hồi của ngành hàng không trong năm nay.

Ngay khi kết thúc kỳ nghỉ Tết nguyên đán, nhiều người dân tại Hà Nội có nhu cầu đi làm thủ tục cấp đổi, cấp lại GPLX. Mặc dù, thành phố đã có tới 7 địa điểm tiếp nhận thủ tục nhưng theo ghi nhận, lượng người đến 2 điểm tại trung tâm thành phố là đường Cao Bá Quát và Võ Chí Công tăng cao đột biến, người dân phải chờ hàng giờ đồng hồ để đến lượt. Còn 5 điểm ở các huyện, thị thì số công dân đến làm thủ tục chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Các lĩnh vực hàng không, đường sắt và vận tải đường bộ đã phục vụ và đáp ứng nhu cầu vận chuyển số lượng lớn hành khách đi lại trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Năng lực vận chuyển và chất lượng dịch vụ vận tải được nâng cao, bảo đảm an toàn và thông suốt trong dịp nghỉ Tết 2024.