'Hồng Hà nữ sĩ' bộ phim mang nhiều giá trị hiện sinh

Bên cạnh Đào, Phở Và Piano, Hồng Hà Nữ Sĩ cũng là một bộ phim lịch sử cổ trang được nhà nước đầu tư đặt hàng để chiếu rạp dịp Tết Nguyên Đán vừa qua. Lấy cảm hứng từ cuộc đời của nhà thơ tài ba Đoàn Thị Điểm, bộ phim đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng công chúng không chỉ về nội dung mà còn về bối cảnh, âm nhạc trong phim.

Hồng Hà Nữ Sĩ được đạo diễn Nguyễn Đức Việt kết hợp cùng nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát cho ra mắt vào mùng 1 Tết Nguyên Đán Giáp Thìn vừa qua. Bộ phim xoay quanh cuộc đời đầy thăng trầm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Nữ sĩ sống ở thế kỉ 18, là người gốc Văn Giang, nay là tỉnh Hưng Yên. Bà được biết tới là tác giả bản dịch chữ Nôm cho bài thơ nổi tiếng “Chinh phụ ngâm”. Thông minh, đẹp người đẹp nết nhưng cuộc đời bà lại gặp khá nhiều gian truân, vất vả. 

Diễn viên Anh Đào trong vai nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.

"Bà Đoàn Thị Điểm là người phụ nữ thông minh, đẹp người đẹp nết. Tuy nhiên có một điều nữa mà tôi muốn khai thác từ cuộc đời của bà đó là sự ngay thẳng trong cách sống. Đây cũng là vấn đề đang được nhiều báo chí quan tâm trong thời đại hiện nay. Vậy nên tôi đã quyết định chọn làm chủ đề này", nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát chia sẻ.

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát

Bộ phim quy tụ nhiều gương mặt nổi tiếng như NSND Trung Anh, NSND Lê Khanh, nghệ sĩ Vĩnh Xương, nghệ sĩ Thu Hường...Trong buổi ra mắt phim tại Hà Nội, Anh Đào – nữ diễn viên đảm nhận vai diễn Đoàn Thị Điểm cũng vô cùng bất ngờ và tự hào khi được nhận vai diễn này. Tuy nhiên đây cũng là áp lực đối với một nữ diễn viên trẻ.

Diễn viên Anh Đào nỗ lực trong quá trình vào vai nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.

"Thực sự Anh Đào rất vui khi được đảm nhận vai diễn lần này. Tuy nhiên, Anh Đào cũng gặp khá nhiều áp lực trong quá trình tham gia phim. Đầu tiên là việc phải đóng và tưởng tượng về bà Điểm - một hình tượng lớn của bao thế hệ người Việt. Không ai biết bà như thế nào, có cao không, có xinh đẹp không,... Khó khăn thứ hai là khi tham gia phim, Anh Đào phải đi học chữ Nôm, cách cầm bút viết", diễn viên Anh Đào chia sẻ.

Bên cạnh nội dung và dàn diễn viên của bộ phim, bối cảnh, trang phục đều được đoàn làm phim đầu tư và chú trọng. Thậm chí ê- kíp đã phải đi khắp các tỉnh miền Bắc để lựa chọn bối cảnh phim phù hợp với thời điểm nữ sĩ Đoàn Thị Điểm sinh sống.

Trang phục trong phim được đoàn làm phim chú trọng và đầu tư kĩ lưỡng.

Nhạc phim cũng là yếu tố không thể thiếu khi nhắc đến bộ phim Hồng Hà Nữ Sĩ. Trên nền giai điệu ca trù truyền thống, nhạc sĩ Trọng Đài đã mang lại một màu sắc thơ mộng và đầy chất trữ tình cho bộ phim. Tuy nhiên, ở góc độ là một khán giả đi xem phim, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát lại có đôi phần tiếc nuối khi nhạc phim chưa được khán giả cảm nhận một cách trọn vẹn.

Bối cảnh bộ phim được lực chọn kĩ càng.

"Nhạc sĩ Trọng Đài đã làm nên một bài nhạc phim rất hay. Tuy nhiên điều tôi tiếc nuối là khán giả thường chỉ nghe nhạc ở tầm giữa bộ phim, tuy nhiên nhạc vẫn còn đến gần hết phim và tên những người thực hiện sẽ được xướng lên lúc đó. Nhưng khán giả đã khá vội vàng ra khỏi rạp, dù bài hát rất hay và công sức của biết bao nhiêu người làm bộ phim sẽ hiện lên lúc đó. Tôi chỉ mong khán giả sẽ nán lại để thưởng thức những giai điệu này", nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát chia sẻ.

Nhìn tổng thể, bộ phim xứng đáng nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa từ công chúng bởi không chỉ thể hiện cuộc đời của nhà thơ Đoàn Thị Điểm, bộ phim còn mang lại những giá trị về mặt hiện sinh. Hiện tại, phim vẫn đang được chiếu tại Trung tâm chiếu phim Quốc Gia. Toàn bộ doanh thu của bộ phim Hồng Hà Nữ Sĩ sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Ngày xưa có một chuyện tình” là tác phẩm tiếp nối cho “Vũ trụ văn học” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lên địa hạt điện ảnh. Ngay từ những suất chiếu sớm, nhiều nhà phê bình và giới truyền thông đã dành lời khen ngợi cho bộ phim và đánh giá cao đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh trong cách xây dựng nhân vật và kết nối họ với khán giả. Liệu "Ngày xưa có một chuyện tình" có thể gây sốt với công chúng trong thời gian tới?

Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững khai mạc tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia vào tối 30/10, thu hút sự chú ý của công chúng Thủ đô.

Diễn ra từ ngày 7 - 11/11, Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ giới thiệu các tác phẩm đặc sắc của các nền điện ảnh trên thế giới, 9 bộ phim đặc sắc về Hà Nội.

Bộ phim “Đóa hoa mong manh” của đạo diễn, nhà sản xuất Mai Thu Huyền đã chính thức được giới thiệu tới công chúng và cộng đồng người Việt Nam tại Vương quốc Anh.

Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững với chủ đề "Lên tiếng cho mai sau" sẽ chính thức diễn ra từ ngày 30/10 đến 3/11 tại Hà Nội.

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF 2024) sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 11/11/2024 tại Hà Nội. Bộ phim duy nhất của điện ảnh Việt Nam tham gia tranh tài ở hạng mục "Phim dài" là phim điện ảnh “Ngày xưa có một chuyện tình” của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh. Tác phẩm điện ảnh này cũng đang nhận về nhiều lời khen từ khán giả và giới chuyên môn.