Hợp tác giáo dục Việt – Trung, cơ hội cho sinh viên
Nguyễn Thế Huy là sinh viên năm 4 ngành ngôn ngữ Trung tại Đại học Hà Nội. Huy cùng các bạn trong lớp lựa chọn ngành học này, bởi nhận thấy đây là đang là ngôn ngữ xu thế và có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Học về ngôn ngữ, cũng là học về văn hoá, sau 4 năm học, Huy đã có thể tự tin lựa chọn nghề nghiệp và thực hiện mong muốn giới thiệu về văn hóa và con người Việt Nam với bạn bè Trung Quốc.
Thế Huy chia sẻ: “Trong tương lai em muốn làm những ngành nghề liên quan đến du lịch để có thể phát triển được hết tiềm năng của bản thân, đồng thời cũng có thể giới thiệu tới bạn bè quốc tế nói chung và người dân Trung Quốc nói riêng những đặc sắc của Việt Nam và của Hà Nội, để người dân Trung Quốc cũng như bạn bè quốc tế biết đến văn hóa và con người Việt Nam".
Một tiết học của các sinh viên khoa Tiếng Trung thương mại - trường Đại học Ngoại thương. Sự chăm chú, chuyên tâm cho thấy niềm yêu thích của các em đối với ngôn ngữ này.
Đây là ngành học có điểm đầu vào thuộc top cao nhất trường. Ngoài thời gian học tại Việt Nam, sinh viên còn được sang Trung Quốc để trau dồi ngôn ngữ, tìm hiểu văn hoá, tập quán của đất nước Trung Hoa.
Những buổi thực tập trực tiếp tại các doanh nghiệp Trung Quốc cũng mang đến cho các em nhiều trải nghiệm thực tế. Nhiều sinh viên đã có việc làm ngay từ năm thứ 3. Đó là lý do vì sao nhiều năm nay, Tiếng Trung thương mại luôn là ngành học thu hút rất đông sinh viên.
Em Trần Thị Diễm Quỳnh, sinh viên khoa tiếng Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại Thương cho biết: “Về học tập chúng em có rất nhiều chương trình được liên kết với các trường học bên Trung Quốc. Có thể tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các thầy cô và các bạn tại Trung Quốc. Ngoài ra, còn có các hoạt động ngoại khóa, học sinh được đi trải nghiệm các trại hè, đi thực tập tại Trung Quốc trong dịp hè”.
Theo cô Lê Thanh Thùy Dương, Phó chủ nhiệm Khoa tiếng Trung Quốc, trường Đại học Ngoại Thương, “Khoa tiếng Trung Quốc của Đại học ngoại thương là một trong những cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thương mại quốc tế, nên chúng tôi rất chú trọng chất lượng đào tạo và giảng dạy cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học. Về công tác chuyên môn giảng dạy, ngoài những giảng viên có kinh nghiệm trong nước thì cũng có sự tham gia của các giáo viên bản địa, các Giáo sư, Phó giáo sư đến từ các trường đại học lớn của Trung Quốc cũng tham gia vào chương trình giảng dạy của chúng tôi.”
Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc ngày càng phát triển, yêu cầu về nguồn nhân lực cũng càng lớn. Các trường đại học đã chủ động xây dựng, mở rộng chương trình đào tạo, góp phần làm chặt chẽ hơn hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước.
Thạc Sĩ Nguyễn Thị Minh Phượng, Giảng viên khoa tiếng Trung Quốc trường Đại học Hà Nội (HANU) cho biết: 'Những năm gần đây, đặc biệt là từ khi HANU chuyển sang chế độ đào tạo tín chỉ từ năm 2017, các hoạt động đào tạo của trường đã có tính trọng tâm hơn rất nhiều. Hàng năm đều có khảo sát đối với doanh nghiệp về nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp khi ra trường đối với công việc ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó khoa sẽ có hướng điều chỉnh cho phù hợp".
Ở chiều ngược lại, học tiếng Việt đã trở thành một trong những lựa chọn phổ biến của sinh viên Trung Quốc với mục đích tìm cơ hội việc làm. Hiện nay, có gần 30 trường đại học ở Trung Quốc có khoa Tiếng Việt hay dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Và cũng có không ít lưu học sinh Trung Quốc sang Việt Nam để học tiếng Việt.
Lê Vĩ, một lưu học sinh Trung Quốc tại Việt Nam chia sẻ: "Từ bé tôi đã được tiếp xúc với người Việt. Tôi thích văn hóa và con người Việt Nam. Tôi muốn tìm hiểu về văn hóa và con người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng".
Ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn học tiếng Trung Quốc và sinh viên Trung Quốc lựa chọn học tiếng Việt. Nguồn nhân lực trẻ này sẽ tiếp tục kết nối tình đoàn kết hữu nghị, góp phần vào mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc./.
Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.
Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.
Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.
Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.
0