Houthi là ai?

Lực lượng Houthi ở Yemen đang đẩy mạnh các cuộc tấn công vào các tàu ở Biển Đỏ, hành động mà họ cho là nhằm trả đũa Israel vì chiến dịch quân sự của nước này ở Gaza. Các cuộc tấn công đã buộc một số công ty vận tải và dầu mỏ lớn nhất thế giới phải tạm dừng vận chuyển qua một trong những tuyến thương mại hàng hải quan trọng nhất thế giới, và điều này có khả năng gây sốc cho nền kinh tế toàn cầu.

Người ta cho rằng Lực lượng Houthi được Iran trang bị vũ khí và huấn luyện, đồng thời có lo ngại rằng các cuộc tấn công của họ có thể khiến cuộc chiến của Israel chống lại Hamas leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn trong khu vực.

Phong trào Houthi, còn được gọi là Ansarallah, một bên tham gia cuộc nội chiến Yemen đã nổ ra gần một thập kỷ nổi lên vào những năm 1990. Khi đó người lãnh đạo của phong trào là Hussein al-Houthi, phát động một phong trào phục hưng tôn giáo cho một nhánh nhỏ của dòng Hồi giáo Shia có tên là Zaidism đã tồn tại hàng thế kỷ.

Người Zaidis quản lý Yemen trong nhiều thế kỷ nhưng bị gạt ra ngoài lề khi chế độ Sunni lên nắm quyền sau cuộc nội chiến năm 1962. Phong trào Al-Houthi được thành lập để đại diện cho người Zaidis và chống lại chủ nghĩa Sunni cực đoan. Những người tín đồ thân cận nhất của ông này được gọi là các Houthi.

Ông Ali Abdullah Saleh, tổng thống đầu tiên của Yemen sau khi thống nhất Bắc và Nam Yemen năm 1990, ban đầu ủng hộ phong trào này. Nhưng khi phong trào ngày càng nổi tiếng và lời lẽ chống chính phủ ngày càng sắc bén, họ trở thành mối đe dọa đối với tổng thống Saleh. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào năm 2003, khi ông Saleh ủng hộ việc Mỹ đưa quân đến Iraq, điều mà nhiều người Yemen phản đối.

Người biểu tình ủng hộ Houthi ở Yemen

Đối với al-Houthi, rạn nứt là một cơ hội. Lợi dụng sự phẫn nộ của công chúng, ông đã tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ. Sau nhiều tháng hỗn loạn, tổng thống Saleh ra lệnh bắt giữ ông này.

Al-Houthi bị lực lượng Yemen tiêu diệt vào tháng 9 năm 2004, nhưng phong trào của ông vẫn tồn tại. Cánh quân đội Houthi ngày càng lớn mạnh. Được khuyến khích bởi các cuộc biểu tình Mùa xuân Ả Rập vào năm 2011, họ đã nắm quyền kiểm soát tỉnh Saada phía bắc và kêu gọi chấm dứt sự lãnh đạo của tổng thống Saleh.

Đồng minh của Houthi là ai?

Người ta cho rằng Lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn. Theo báo cáo năm 2021 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Iran đã cung cấp cho nhóm này vũ khí và công nghệ, mìn biển, tên lửa đạn đạo và hành trình cũng như máy bay không người lái.

Lực lượng Houthi là một phần của “Trục kháng chiến” - một liên minh dân quân khu vực chống Israel và phương Tây. Cùng với Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon, Houthis là một trong ba lực lượng nổi dậy đã tiến hành các cuộc tấn công vào Israel trong những tuần gần đây.

Lực lượng Houthi mạnh đến mức nào?

Các quan chức Mỹ đang theo dõi những cải tiến liên tục về tầm bắn, độ chính xác và khả năng sát thương của tên lửa sản xuất trong nước của Houthi. Ban đầu, vũ khí của Houthi sản xuất trong nước phần lớn được lắp ráp bằng các linh kiện của Iran được buôn lậu vào Yemen.

Trong một diễn biến mới, lực lượng Houthi đã sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung chống lại Israel, bắn một loạt đạn vào khu vực Eilat phía nam Israel vào đầu tháng 12.

Mặc dù người Houthis có thể không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho Israel nhưng công nghệ có thể giúp họ kiểm soát Biển Đỏ. Họ đã sử dụng máy bay không người lái và tên lửa chống hạm để nhắm vào các tàu thương mại – một số trong số đó được cho là không liên quan đến Israel – khiến tàu chiến USS Carney ở Biển Đỏ phải đáp lại các cuộc gọi khẩn cấp.

Nhân viên trên tàu HM Diamond của Mỹ

Tại sao người Houthis tấn công tàu ở Biển Đỏ?

Xét về địa lý và công nghệ, người Houthis có thể không có được năng lực như Hamas và Hezbollah, nhưng các cuộc tấn công của họ vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ có thể gây thiệt hại kinh tế cho Israel và các đồng minh của họ.

Nền kinh tế toàn cầu liên tục được cảnh báo về tầm quan trọng của dải biển hẹp chạy từ eo biển Bab-el-Mandeb ngoài khơi bờ biển Yemen đến Kênh đào Suez ở phía bắc Ai Cập. 12% lưu lượng thương mại toàn cầu, bao gồm 30% lưu lượng container toàn cầu đi qua đây.

Tàu thương mại chuyển hướng sang tuyến đường khác

Các cuộc tấn công có thể buộc tàu thuyền phải chuyển hướng sang tuyến đường xa hơn quanh châu Phi và khiến chi phí bảo hiểm tăng vọt. Các công ty có thể chuyển chi phí vận chuyển hàng hóa gia tăng của mình sang người tiêu dùng, khiến giá lại tăng vào thời điểm các chính phủ trên thế giới đang nỗ lực để kiềm chế lạm phát sau đại dịch.

Các cuộc tấn công của Houthi có thể nhằm mục đích gây ra tổn thất kinh tế cho các đồng minh của Israel với hy vọng họ sẽ gây áp lực buộc nước này ngừng bắn phá Gaza.

(Nguồn CNN)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.

Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.

Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.

Tuần lễ cấp cao APEC 2024 quy tụ khoảng 20.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên trên khắp châu Á, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các Hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng lớn hơn trong khu vực.