Hẹp động mạch cảnh – hiểm họa âm thầm gây tai biến

Hẹp động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não. Bệnh hẹp động mạch cảnh có thể sàng lọc phát hiện sớm, tránh nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên nhiều trường hợp có biểu hiện âm thầm nên dễ bị bỏ qua khi khám sức khỏe. Cứ vào mùa lạnh, số người cao tuổi bị tai biến do hẹp động mạch cảnh lại tăng cao.

Bệnh nhân N.V.G, 65 tuổi, quê ở tỉnh Nam Đinh nhập viện trong tình trạng đau đầu nhiều, hoa mắt, chóng mặt. Cách đây ba năm, bệnh nhân đã từng bị tai biến nhẹ, không để lại di chứng, sau đó đi kiểm tra ở tuyến dưới nhưng không phát hiện ra bệnh. Đến khi vào Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ khám thấy hẹp động mạch cảnh cả hai bên tới 90%.  Ông G. cho biết: "Trước khi phẫu thuật tôi không thể tự đi lại được. Bác sĩ bảo nếu không được can thiệp kịp thời thì máu sẽ không lên não được và rất dễ bị đột quỵ. Tôi mới phẫu thuật một bên, sức khỏe đã khá hơn trước, sau vài tuần nữa sẽ phẫu thuật nốt bên còn lại."

PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai

TS.BS Ngô Gia Khánh - Trưởng Khoa Phẫu thuật Lồng ngực và Mạch máu cho biết, hẹp động mạch cảnh là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là ở những người già lớn tuổi hoặc có bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá, rượu bia….Bệnh thường diễn biến âm thầm và đến khi phải nhập viện thì thường đã xuất hiện đột quỵ. Tùy từng mức độ, giai đoạn bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu ở giai đoạn nhẹ thì chỉ cần điều trị nội khoa, uống thuốc và theo dõi thường xuyên. Giai đoạn tối cấp hay cấp tính sẽ điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyế hoặc lấy huyết khối cơ học. Để xử lý mảng xơ vữa động mạch cảnh (giai đoạn bán cấp và mạn tính) có hai phương pháp là: nong đặt stent và phẫu thuật để bóc mảng xơ vữa. Theo khuyến cáo thì phương pháp phẫu thuật bóc lớp nội mạc gây xơ vữa được ưu tiên chỉ định trong điều trị xơ vữa động mạch cảnh. Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ mảng xơ vữa là nguyên nhân gây hẹp mạch cảnh ở người bệnh.

Các bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật.

Cứ khi trời lạnh, các tai biến nói chung, đặc biệt là đột quỵ não tăng lên chóng mặt. Tại Trung tâm Đột quỵ, Trung tâm Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai số lượng bệnh nhân nhập viện, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng tăng đột biến. Riêng tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực - Mạch máu, nếu đầu mùa chúng tôi chỉ phẫu thuật 1-2 ca hẹp động mạnh cảnh mỗi tuần. Thì trong tuần qua chúng tôi đã tiến hành 5 ca bệnh lý này. Nguyên nhân là do khi thời tiết chuyển lạnh thì cơn tăng huyết áp kịch phát hoặc tình trạng co mạch, cô đặc máu dẫn đến tai biến mạch máu gia tăng, không chỉ là mạch cảnh, mà còn mạch vành, mạch chủ bụng đều có nguy cơ bị tác động. Tiến sĩ – Bác sĩ Ngô Gia Khánh cho biết thêm.

Tiến sĩ – Bác sĩ Ngô Gia Khánh khuyến cáo người dân, những trường hợp có triệu chứng đau đầu hay có tiền sử: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh lý đái tháo đường, tăng mỡ máu... cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện tình trạng hẹp động mạch cảnh và có hướng điều trị kịp thời. Sau khi phẫu thuật, mảng xơ vữa đã được bóc tách, bệnh nhân cũng cần lưu ý theo dõi sức khỏe để dự phòng tái hẹp tại chỗ hoặc xơ vữa các mạch khác.

Trong ba năm qua, từ 2021 - 2023, Khoa Phẫu thuật Lồng ngực và Mạch máu đã phẫu thuật cho 200 bệnh nhân được chẩn đoán hẹp động mạch cảnh. Theo số liệu thống kê, độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 70 tuổi, trong đó nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ, 80% so với 20%. Báo cáo cũng cho thấy các bệnh lý phối hợp gồm: tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loạn mỡ máu….Các bệnh nhân này cũng có các bệnh mạch máu phối hợp như bệnh mạch vành, bệnh động mạch chi dưới, bệnh động mạch thân, bệnh động mạch chủ. Báo cáo cũng ghi nhận trong số 200 bệnh nhân có 65% bệnh nhân nhập viện có triệu chứng tai biến mạch não và tai biến thoáng qua, 35% không có triệu chứng gì.

Bệnh nhân N.V.G là trường hợp hẹp động mạch cảnh thứ 200 được điều trị hiệu quả tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực - Mạch máu - Bệnh viện Bạch Mai bằng phương pháp xử lý chỗ xơ vữa gây hẹp động mạch. 

Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Những người thoát khỏi tử vong, thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tâm thần cũng như gánh nặng cho gia đình và xã hội…Phần lớn các trường hợp đột quỵ não là do nhồi máu não, trong đó có nguyên nhân hẹp động mạch cảnh do xơ vữa. Để dự phòng, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị người bệnh đột quỵ não cần có sự phối hợp đa chuyên khoa. PGS.TS Đào Xuân Cơ – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhận định: "Dù khoa Phẫu thuật Lồng ngực – Mạch máu mới được thành lập 5 năm nhưng đã thực hiện thành công rất nhiều kỹ thuật khó, mang đến cơ hội sống và phục hồi tốt cho người bệnh"./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dịch bệnh ho gà bùng phát mạnh ở Anh trong 4 tháng đầu năm, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ghi nhận 5 trẻ tử vong.

Nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ có các thế hệ bị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hủy hoại sức khỏe tinh thần và thể chất. Hiện đã có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó có 5 nước thuộc ASEAN.

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gien bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ phải gắn với truyền máu suốt đời. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh có thể tầm soát và sàng lọc trước sinh, sau sinh. Chủ đề "Ngày Thalassemia thế giới 8/5" năm nay mang thông điệp là tăng cường, phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.