Hungary phê chuẩn yêu cầu gia nhập NATO của Thuỵ Điển

Quốc hội Hungary ngày 26/2 đã bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị gia nhập NATO của Thụy Điển, mở đường để quốc gia Bắc Âu chính thức gia nhập liên minh quân sự này sau gần hai năm đàm phán căng thẳng.

Quốc hội Hungary bỏ phiếu phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển vào ngày 26/2

Với 188 phiếu thuận và 6 phiếu chống, cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Hungary đã xóa bỏ rào cản cuối cùng đối với nỗ lực trở thành thành viên NATO của Thụy Điển.

“Hôm nay là một ngày lịch sử,” Thủ tướng Thụy Điển Kristersson viết trên mạng xã hội X ngay sau cuộc bỏ phiếu. “Thụy Điển sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của mình đối với an ninh Châu Âu-Đại Tây Dương.”

Thụy Điển sẽ chính thức gia nhập liên minh sau khi nộp văn kiện gia nhập với chính phủ Mỹ, cơ quan lưu giữ Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg xác nhận Thụy Điển sẽ trở thành thành viên của khối khi tất cả các đồng minh đã chấp thuận nỗ lực gia nhập của nước này.

Ông nói: “Tư cách thành viên của Thụy Điển sẽ khiến tất cả chúng ta mạnh mẽ hơn và an toàn hơn”.

Với việc Thuỵ Điển gia nhập NATO, liên minh quân sự này sẽ có 32 thành viên.

Thụy Điển và Phần Lan cùng nộp đơn xin gia nhập NATO vào năm 2022, sau khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Trong khi hầu hết các thành viên của khối nhanh chóng phê chuẩn cả hai đơn đăng ký, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn từ chối. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan yêu cầu các quốc gia Bắc Âu trước tiên phải dẫn độ những phần tử khủng bố người Kurd và Gulenist, còn Thủ tướng Viktor Orban cáo buộc Stockholm và Helsinki “truyền bá những lời dối trá trắng trợn về Hungary.”

Hungary đã chấp thuận đơn đăng ký của Phần Lan vào năm ngoái, nhưng đảng Fidesz của Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã từ chối tổ chức bỏ phiếu về đề xuất của Thụy Điển cho đến khi Thủ tướng nước này Ulf Kristersson đến thăm Budapest để thảo luận với người đồng cấp Hungary về hợp tác quốc phòng và an ninh hôm 23/2.

Trong cuộc đàm phán, ông Kristersson đã đồng ý rằng Thụy Điển sẽ bán cho Hungary 4 máy bay chiến đấu Saab Gripen do Thuỵ Điển sản xuất để bổ sung vào phi đội 14 chiếc của quân đội Hungary. Ông Orban nói với các phóng viên rằng thương vụ này giúp “xây dựng lại niềm tin” giữa hai nước.

Với việc nộp đơn xin gia nhập NATO, Thụy Điển đã từ bỏ chính sách trung lập kéo dài hai thế kỷ. Nga đã nhiều lần lên án việc NATO mở rộng về phía đông thời hậu Chiến tranh Lạnh, với việc Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hồi tháng trước cáo buộc Mỹ “lôi kéo các nước trung lập” vào khối nhằm mục đích đối đầu với Nga.

Sau khi Phần Lan gia nhập liên minh vào năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố thành lập một quân khu mới giáp với quốc gia Bắc Âu này. “Không có rắc rối nào” trước khi Phần Lan gia nhập khối, ông nói vào tháng 12 năm ngoái, và cho biết thêm rằng “bây giờ sẽ có”./.

(Theo CNN, RT)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các nhà khoa học hôm 16/5 cho biết gần 2/3 số rạn san hô trên thế giới đã phải chịu áp lực nhiệt độ cao đến mức gây ra hiện tượng tẩy trắng trong năm qua. Nhiệt độ đại dương tăng lên mức cao kỷ lục là do biến đổi khí hậu kết hợp với kiểu khí hậu El Nino.

Slovakia đang “trên bờ vực của một cuộc nội chiến” vì căng thẳng chính trị. Cảnh báo trên được Bộ trưởng Nội vụ Slovakia đưa ra chỉ một ngày sau vụ ám sát thủ tướng nước này Robert Fico.

Giới chức Slovakia cho biết, Thủ tướng nước này, ông Robert Fico, vẫn đang ở trong tình trạng “khá nghiêm trọng” dù đã qua cơn nguy kịch.

Với 224 phiếu ủng hộ và 187 phiếu chống, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật Ủng hộ Hỗ trợ An ninh Israel. Dự luật này sẽ ngăn Tổng thống Joe Biden đóng băng các khoản viện trợ quân sự cho Israel, gồm lô hàng 3.500 quả bom mà ông tạm dừng mới đây.

Trong các phiên điều trần tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên hợp quốc diễn ra ngày 16/5, Nam Phi tiếp tục kêu gọi cơ quan này ra lệnh ngừng bắn ở Gaza nhằm ngăn chặn hoạt động quân sự của Israel tại thành phố Rafah, phía Nam vùng đất này.

Ngày 16/5, tại Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đã diễn ra lễ khai mạc Năm Văn hóa Nga - Trung Quốc và buổi hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga - Trung Quốc. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự sự kiện.