Hướng dẫn tàu thuyền neo đậu an toàn trên sông Hồng

Trước thực tế nhiều phương tiện thủy trôi dạt do ảnh hưởng của mưa lũ gây mất an toàn đường thủy, đâm va các công trình cầu, cống, các lực lượng chức năng đường thủy đã triển khai nhiều giải pháp đôn đốc chủ các phương tiện thực hiện lai dắt về nơi neo đậu an toàn.

Ngày 9/9, hai tàu trọng tải khoảng 100 tấn trôi dạt tự do trên sông Hồng đã va chạm vào cầu Phố Lu, tỉnh Lào Cai, sau đó tiếp tục va vào cầu Tô Mậu tỉnh Yên Bái, tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho các cầu và các bến thủy nội địa dọc tuyến sông Hồng.

Nắm bắt tình hình, Cục CSGT đã thông báo với các đơn vị địa phương cảnh báo chốt chặn hai đầu khi tàu trôi qua để có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản, tránh ảnh hưởng tới kết cấu đường bộ, đường sắt.

Đến 22 giờ cùng ngày, Công an huyện Bảo Thắng phối hợp với nhân dân đã lai dắt cứu hộ thành công hai con tàu vào bờ tại địa phận xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Lực lượng chức năng và nhân dân đã lai dắt cứu hộ thành công hai con tàu trôi dạt tự do trên sông Hồng.
Lực lượng chức năng và nhân dân đã lai dắt cứu hộ thành công hai con tàu trôi dạt tự do trên sông Hồng.

Trên tuyến sông Hồng thuộc địa bàn các huyện Đan Phượng, Phúc Thọ, Mê Linh, Đông Anh, TP. Hà Nội là nơi có nhiều tàu thuyền neo đậu. Để tránh tình trạng nước lớn, trôi dạt tàu thuyền tự do trên sông, các lực lượng chức năng đã đôn đốc, hỗ trợ các chủ thuyền neo đậu vào nơi an toàn.

Trung tá Quách Thanh Hội, Phó Đội trưởng Đội CSGT Đường thủy số 1 - Phòng CSGT -Công an TP. Hà Nội cho biết: “Hiện tại, cơ bản các phương tiện đã chấp hành neo đậu về nơi an toàn theo sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng, thực tế còn một số phương tiện đang lưu thông đơn vị cũng đang tuyên truyền vận động trực tiếp".

Theo các lực lượng chức năng, khó khăn nhất hiện nay là mực nước sông vẫn rất cao, dòng nước chảy xiết, việc di chuyển lai dắt các phương tiện gặp nhiều khó khăn. Trong khi trên tuyến sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội lại khá ít các cảng thủy nội địa đáp ứng việc neo đậu của những con tàu trọng tải lớn.

Hiện tại, cơ bản các phương tiện đã chấp hành neo đậu về nơi an toàn theo sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng
Hiện tại, cơ bản các phương tiện đã chấp hành neo đậu về nơi an toàn theo sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng

Ông Nguyễn Ngọc Dương, Trạm phó Trạm Quản lý đường sông Chèm, Công ty Quản lý đường sông số 6, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết: “Mực nước đang lên rất cao nên tàu thuyền không thể đi lại được, đặc biệt là khi qua các khu vực cầu cống, nên trạm đã phối hợp với các ban, ngành điều tiết và hướng dẫn giao thông cho phương tiện neo đậu".

Ngoài công tác hướng dẫn các tàu neo đậu, Đội CSGT đường thủy số 1 cũng thường xuyên kiểm tra an toàn tại các bến khách ngang sông trên địa bàn, đảm bảo tất cả các bến phải dừng hoạt động trong những ngày nước lũ trên sông Hồng vẫn đang dâng cao.

Trước đó, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã cấm tàu thuyền hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương như sông Đáy, sông Cà Lồ, suối Yến, hồ Suối Hai, trừ các phương tiện phục vụ công tác phòng chống lụt bão.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.