Hướng tới nâng hạng TTCK, doanh nghiệp Việt cần chủ động gì?

Năm 2024 là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 với mục tiêu nâng hạng thị trường, được Chính phủ đặc biệt quan tâm và Bộ Tài chính đang tập trung chỉ đạo thực hiện; trong đó chú trọng nâng cao các yêu cầu về quản trị công ty với các công ty niêm yết, đồng thời đảm bảo thông tin được công bố minh bạch hơn, chất lượng hơn, và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và trong khu vực ASEAN.

Để nâng hạng thị trường, ngoài hai điều kiện quan trọng cần được tháo gỡ là Giới hạn tỷ lệ nhà Đầu tư nước ngoài và ký quỹ trước giao dịch (prefunding), việc nâng cao chất lượng quản trị công ty minh bạch gắn với ESG - bộ 3 tiêu chuẩn đo lường liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp (Environment - môi trường, Social - xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp) cũng là điều kiện đang được đề cập.

Năm 2024 là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030

Bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch HĐQT - Viện thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD) cho biết: "Việc quản trị công ty minh bạch gắn với ESG và phát triển bền vững không đến từ chính phủ và cũng không đến từ Bộ Tài chính, mà nó cần sự cộng hưởng và cam kết từ cả cộng đồng các doanh nghiệp tham gia thị trường, đó chính là công ty chứng khoán, các công ty tư vấn và đó chính là từng thành viên của thị trường, những công ty niêm yết, những công ty đại chúng. Từng thành viên trong thị trường cần phải "dọn dẹp nhà của mình" thật sạch, thật sáng để đón nhà đầu tư. Việc dọn dẹp sạch và sáng này không chỉ là vai trò mà còn là giá trị cốt lõi của quản trị công ty, giúp thu hút vốn một cách thực sự, hiệu quả, và bền vững."

Hướng tới nâng hạng TTCK, doanh nghiệp Việt cần chủ động gì?

Năm nay cũng là năm thứ 12 Việt Nam tham gia đánh giá Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN (ACGS) cùng với 6 quốc gia ASEAN. Mỗi doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng cần được cập nhật và hiểu rõ những thông lệ tốt nhất về quản trị công ty gắn với ESG, đảm bảo chính doanh nghiệp đó có thể nâng điểm quản trị trong thẻ điểm ACGS, từ đó trợ giúp việc nâng hạng thị trường một cách đồng bộ.

Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết: "Năm 2024 này thì chúng ta phải sẵn sàng chuẩn bị tất cả các nền tảng, yếu tố, khắc phục các hạn chế, khó khăn, vướng mắc để các tổ chức xếp hạng đánh giá và đưa thị trường Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Ngoài sự nỗ lực của cơ quan quản lý thì cũng cần các sự phối hợp của các cơ quan có liên quan, đặc biệt là của các thành viên thị trường, công ty niêm yết, nhà đầu tư, thì như thế thị trường chứng khoán Việt Nam mới được nâng hạng theo đúng như mục tiêu đã được đề ra."

Chú trọng nâng cao các yêu cầu về quản trị công ty với các công ty niêm yết, đồng thời đảm bảo thông tin được công bố minh bạch hơn, chất lượng hơn, phù hợp hơn

Bà Trần Anh Đào - Phó TGĐ phụ trách điều hành Sở GDCK Tp.HCM cho biết: "Quản trị công ty tốt gắn với việc đảm bảo các yêu cầu về môi trường và xã hội là một trong những điều kiện tiên quyết trong việc duy trì niềm tin của cổ đông và nhà đầu tư. Trên thị trường chứng khoán thì các nhà đầu tư ngày càng có yêu cầu cao hơn và khắt khe hơn đối với các công ty niêm yết trong việc thực thi các quy định của pháp luật, các thông lệ quản trị công ty tốt, cũng như các cam kết về phát triển bền vững. Do vậy, việc tổ chức một kỳ ĐHCĐ hiệu quả, minh bạch là một trong những yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong việc thể hiện cam kết của HĐQT"

Các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán cần có cam kết và kế hoạch hành động để nâng cao công tác quản trị công ty gắn với ESG phù hợp với thông lệ quốc tế, công bố thông tin bằng tiếng Anh, không chỉ làm tăng niềm tin của doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư, mà còn trợ giúp nâng hạng thị trường, từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi một cách đồng bộ; góp phần nâng cao điểm số/xếp hạng của Việt Nam trong ACGS.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xây dựng nhân lực bền vững sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc và chi phí tuyển dụng; gia tăng hiệu suất và sự hài lòng trong công việc. Do đó, đã đến lúc cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và tôn trọng sự đa dạng.

Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - SAB) mới đây cho thấy doanh thu đạt hơn 7.670 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với quý III năm trước.

Tại Báo cáo tài chính quý 3, doanh thu của Petrolimex giảm trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp vẫn tăng.

Lũy kế 9 tháng của năm 2024, sản lượng điện truyền tải Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã thực hiện đạt 186,2 tỷ kWh, tăng 11,5% so cùng kỳ và bằng 79,63% kế hoạch 2024. Đây là con số vừa được công bố tại Hội nghị người lao động Tổng công ty.

Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh ấn tượng trong quý III/2024. Nổi bật trong số đó là Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư địa ốc NoVa (Novaland - mã chứng khoán: NVL) khi báo lãi kỷ lục gần 3.000 tỷ đồng.

Tính tới nay, trong hơn 600 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý III/2024 thì có tới 120 doanh nghiệp thua lỗ. Điển hình là các doanh nghiệp ở nhóm ngành bất động sản.