Hương vị rượu nếp Tết Đoan Ngọ
Từ 4h sáng, bếp nhà bà Công Thị Hoa, làng nghề xôi Phú Thượng, Hà Nội, đã đỏ lửa. Dịp Tết Đoan Ngọ năm nay, gia đình bà nhận làm hơn một tạ rượu nếp cái hoa vàng và nếp cẩm.
Hơn 40 năm gắn bó với nghề, bà Hoa cho biết, để rượu nếp thơm ngon, một trong những công đoạn quan trọng là vào men. Gạo nếp dùng làm rượu là nếp cái hoa vàng, loại gạo có độ dẻo, vẫn nguyên vỏ lụa và lớp cám, quánh, hạt mẩy, tròn, để khi lên xôi đảm bảo căng, bóng, đạt chuẩn cả về hình thức lẫn mùi, vị.

Quá trình làm cơm rượu bắt đầu bằng việc nấu gạo nếp chín thành xôi, để nguội và ủ với men. Với những người ở làng nghề xôi Phú Thượng, mỗi công đoạn làm rượu nếp đều quan trọng và người làm nghề phải đặt trọn vẹn tâm huyết vào đó.
Vào dịp Tết Đoan Ngọ, hơn 400 hộ ở làng Phú Thượng tập trung làm rượu nếp để phục vụ nhu cầu của khách gần xa.

Gạo ngon, men được rắc đều tay, ủ đủ ngày nên rượu nếp Phú Thượng được nhiều người lựa chọn làm món quà biếu, dâng cúng tổ tiên và thưởng thức trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Rượu nếp là món ăn hội tụ đầy đủ các vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng, dân gian tin là giết được sâu bọ, giun, ký sinh trùng trong cơ thể.
Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đây là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc... "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã là "tết giết sâu bọ". |
Gói bánh chưng không chỉ để ăn, mà là để nhớ, để cảm nhận cái hồn của Tết. Gói bánh chưng tuy mất nhiều thời gian, công sức, nhưng Tết mà không có bánh chưng thì cái Tết ấy như không trọn vẹn.
Với những ý nghĩa đặc biệt, hoạt động trình diễn di sản ẩm thực, talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ.
Sáng nay (11/1), tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chương trình trình diễn di sản ẩm thực cùng talkshow “Cơm nhà và cỗ Tết” đã được tổ chức.
Phố Hàng Đường với những cửa hàng ô mai truyền thống không chỉ là nơi lưu giữ những hương vị xưa cũ mà còn là biểu tượng của sự bền bỉ trong nhịp sống hiện đại. Cứ thế, lặng lẽ, con phố đã chứng kiến bao đổi thay của thời gian, và vẫn luôn giữ trọn hồn cốt Hà Nội qua từng hương vị mặn, ngọt, chua, cay.
Ký ức tuổi thơ thường là những mảnh ghép giản dị nhưng đầy ắp cảm xúc, những hương vị quen thuộc mà mỗi lần nhớ lại, lòng người lại bâng khuâng khó tả. Trong vô vàn những kỷ niệm ấy, có một thứ không thể không nhắc đến, đó chính là ang mỡ lợn - món ăn mà dù qua bao nhiêu năm tháng, vẫn mãi đọng lại trong tâm hồn mỗi người.
UBND quận Hoàn Kiếm chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn và danh mục di sản ẩm thực Hoàn Kiếm. Sự kiện đánh dấu thành quả đầu tiên của Đề án "Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng 2030".
0