Huyện Gia Lâm tổ chức nhiều lễ hội lớn trong tháng 3

Gia Lâm là một trong những địa phương có nhiều lễ hội được tổ chức vào dịp đầu năm. Trong các ngày từ 23 - 30/3/2024, trên địa bàn huyện Gia Lâm có bốn lễ hội được tổ chức, đó là: Lễ hội làng Bát Tràng, Lễ hội làng Giang Cao, Lễ hội đền - chùa Bà Tấm gắn với kỷ niệm 980 năm ngày sinh Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, Lễ hội Phụng Nghênh - Lễ hội đền Mẫu đức Thánh Gióng, xã Phù Đổng.

Không chỉ đơn thuần là lễ hội truyền thống, những năm gần đây, các lễ hội của huyện Gia Lâm thường gắn với hoạt động giới thiệu, quảng bá và kết nối phát triển du lịch.

Các lễ hội của huyện Gia Lâm thường gắn với hoạt động giới thiệu, quảng bá và kết nối phát triển du lịch

Trong đó, Lễ hội làng Bát Tràng và làng Giang Cao (xã Bát Tràng) gắn với các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm gốm Bát Tràng, gốm Giang Cao; giới thiệu các tour tuyến du lịch đến thăm quan, trải nghiệm làng gốm cổ và các điểm du lịch trong và ngoài xã Bát Tràng.

Tính đến tháng 3/2024, trên địa bàn huyện Gia Lâm đã có 51 lễ hội truyền thống được tổ chức. Gia Lâm hiện có 100 lễ hội truyền thống, trong đó có Lễ hội Gióng đền Phù Đổng (xã Phù Đổng) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Các lễ hội kéo dài từ tháng Giêng, tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, tháng Tám và tháng Chín (âm lịch).

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày hội 'Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc' sẽ diễn ra trong ba ngày, từ 14 đến 16/2/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định công nhận 33 Bảo vật Quốc gia. Trong số đó, Hà Nội là địa phương có nhiều Bảo vật Quốc gia nhất.

Hà Nội có lượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất lớn. Nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội hoàn toàn có thể phát triển kinh tế số từ nguồn di sản lớn này.

Trong 33 bảo vật quốc gia vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký quyết định công nhận, Phù điêu Kala Núi Bà có niên đại thế kỷ XIV, đang lưu giữ tại Bảo tàng Phú Yên là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thuộc nền văn hóa Chăm Pa với nhiều giá trị văn hóa độc đáo.

Trong số 33 Bảo vật Quốc gia mới được công nhận có các Bảo vật hàng nghìn năm tuổi như: đàn đá Đắk Sơn niên đại cách đây 3.500-3.000 năm, hay chõ gốm niên đại Văn hóa Đông Sơn từ 2.500-2.000 năm trước.

Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội đã tổ chức cho đoàn 70 sinh viên Việt Nam - Trung Quốc tham quan triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động chào mừng “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025”, tạo cơ hội giao lưu văn hóa giữa thế hệ trẻ 2 nước.