Huyền thoại về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn (Tập 9)

Phạm Xuân Ẩn tên thật là Phạm Văn Thành, là một Thiếu tướng tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cuộc đời hoạt động của ông gắn liền với các biệt danh X6, Trần Văn Trung hay Hai Trung... Ông từng là nhà báo và phóng viên cho các tờ Reuters, tạp chí TIME, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor... Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ngày 15/01/1976. Là một nhà tình báo Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng như các đồng đội của mình, ông đã cống hiến trọn vẹn tài năng, tâm huyết để giúp cho sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Quan điểm của ông là bất cứ kẻ ngoại xâm nào, đều phải bị quét sạch ra khỏi đất nước để mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Đó là tư tưởng yêu nước cực kỳ vĩ đại, tư tưởng mà thế hệ sau luôn phải ghi nhớ và noi theo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nạn đói năm 1945, người dân Mỗ Lao không có người chết đói bởi nhà tư sản Bùi Hưng Gia đã dành rất nhiều của cải, tiền bạc duy trì nồi cháo cứu đói ở quê hương mình. Cụ Bùi Hưng Gia cũng để lại nhiều dấu ấn với quê hương bằng việc tu bổ đình làng, làm những con đường mới, xây trường học, dựng sân vận động để người dân có chỗ vui chơi...

Ngõ chợ Khâm Thiên giờ đây đã thay da đổi thịt. Các tệ nạn không còn, các khu vui chơi công cộng được mọc lên, người dân nơi đây làm ăn sinh sống thuận lợi hơn… Đó là kết quả của nhiều nỗ lực của chính quyền địa phương cùng với những đóng góp của người dân trong khu vực.

Bỏ lại những cánh đồng để đối diện với một thị thành, lao động nhập cư làm những công việc nặng nhọc vất vả, nhưng đôi khi đóng góp của họ chưa được thừa nhận...

Trong suốt 24 năm làm Chủ tịch nước (02/9/1945 - 02/9/1969) nhưng Bác Hồ chỉ có hai lần sinh nhật đặc biệt là lần đầu tiên của cuộc đời làm lãnh tụ (19/5/1946) và lần tổ chức cuối cùng (19/5/1969). Cứ mỗi dịp đến ngày sinh nhật của Bác, ai cũng muốn có món quà kính tặng Bác nhưng Bác từng nói “Món quà quý giá nhất đối với tôi là những báo cáo thành tích thi đua ái quốc”.

Những người lính Hà Nội đi đến đâu cũng thường được coi là lính cậu, chính vì bản chất là trai thành phố. Nhưng không phải vậy, các anh đều có những phẩm chất riêng như thông minh, sáng tạo, dũng cảm và cũng rất tình nghĩa. Những người lính nghệ sĩ như nhạc sĩ Trương Quý Hải, doanh nhân như Trần Hữu Quân, Nguyễn Công Chiến khi lên đường bảo vệ Tổ quốc đều sẵn sàng hy sinh chính bản thân mình.

Trong tiếng Hy Lạp, panorama là mô phỏng bao quát toàn cảnh trong một không gian bất kỳ. Rất nhiều hình ảnh đều sẽ được ghi lại trong một góc rộng, ít nhất là bằng hoặc lớn hơn tầm nhìn của đôi mắt con người. Đó là lý thuyết. Thực tế thì ngay tại đây, lần đầu tiên người Việt Nam và du khách quốc tế được chiêm ngưỡng một tác phẩm panorama hùng tráng trên chính mảnh đất Điện Biên vang danh với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Từng câu chuyện, từng bối cảnh, từng con người trong 56 ngày đêm cuối cùng của chiến dịch đã được ghi lại sống động trong bức tranh toàn cảnh lớn nhất thế giới này.