Hy hữu trường hợp mang thai ở lá lách
Cụ thể, một phụ nữ 40 tuổi, từng đẻ thường 2 lần, đã đặt dụng cụ tử cung 6 năm. Chị phát hiện chậm kinh 7 ngày, đau bụng âm ỉ 4 ngày trước khi đến bệnh viện tỉnh khám. Chỉ số BhCG của bệnh nhân tăng rất cao trong khi siêu âm đầu dò âm đạo không thấy thai trong tử cung.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), các chỉ số sinh tồn như mạch, huyết áp của bệnh nhân bình thường, bụng mềm, đau nhẹ vùng mạng sườn trái lan ra thượng vị. Âm đạo có ra ít máu, cổ tử cung có dây vòng và kết quả siêu âm ổ bụng phát hiện trong nhu mô lá lách có túi thai, có tim thai.
Sau khi được chẩn đoán có thai ở lá lách, bệnh nhân được hội chẩn với chuyên khoa ngoại tiêu hóa của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) và được chuyển sang phẫu thuật, mổ cắt khối thai và một phần lá lách.
Ca bệnh rất hiếm gặp này được bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương báo cáo trong kỷ yếu Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp năm 2023 vừa diễn ra tại Hà Nội.
Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Quốc Hưng, Trưởng khoa Phụ Ngoại, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, có thai ở lách là trường hợp cực kỳ hiếm gặp trong các hình thái mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng thai làm tổ trên bề mặt hoặc trong nhu mô lá lách. Trên thế giới mới ghi nhận có 39 trường hợp mang thai ở lá lách.
Đáng nói, có thai ở lá lách khó chẩn đoán và cực kỳ nguy hiểm nếu không phát hiện sớm vì nguy cơ vỡ lá lách gây chảy máu trong, ảnh hưởng tính mạng bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp có thể nhầm lẫn với vỡ lá lách, vỡ nhân chorio.
Có thai ngoài tử cung là hiện tượng khối thai làm tổ ngoài buồng tử cung, hay gặp nhất là chửa tại vòi tử cung. Khối thai càng di chuyển xa vùng tiểu khung càng hiếm gặp, như đến lách, cơ hoành.
Tại Việt Nam, trường hợp mang thai ở lá lách đầu tiên được ghi nhận vào cuối năm 2017, tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Thời điểm đó, thế giới mới ghi nhận 9 ca tương tự.
Bệnh viện Từ Dũ từng ghi nhận một ca thai 22 tuần nằm trong gan phải của người mẹ. Bệnh viện Trung ương Huế khi siêu âm cho một thai phụ cũng phát hiện một thai 4 tuần nằm trong gan.
Tổng hợp
Trước việc các ca nhiễm virus HMPV đang tăng tại Trung Quốc, các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Nhiều nước đã đưa ra cảnh báo về HMPV, lưu ý rằng nó giống với Covid-19 và cúm.
Sự bùng phát của bệnh viêm đường hô hấp do virus Metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc đại lục đã thu hút sự chú ý lớn từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận. Hiện cả Hồng Kông (Trung Quốc) và Malaysia đều báo cáo về nhiều trường hợp mắc bệnh. Vậy chính xác HMPV là gì? Những nhóm người nào cần phải cẩn thận trước virus này?
Chiều 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc. Đồng thời, sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh.
Giao Sở Y tế cấp giấy phép hành nghề cho bệnh viện tư nhân là một trong những điểm mới quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh mà Bộ Y tế vừa ban hành.
Cụt tay, cụt chân, bị thương ở ngực, bụng là những vết thương do pháo nổ rất thảm khốc mà các nạn nhân phải gánh chịu do tự ý mua và học cách chế pháo nổ trên mạng.
Chiều 5/1, Cục Y tế dự phòng đã báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) tại Trung Quốc.
0