IMF: Năng suất giảm ở hầu hết các nước khối EU
Giám đốc Bộ phận châu Âu của IMF, Alfred Kammer đã chia sẻ triển vọng kinh tế khu vực của khối này vào đầu tuần và đánh giá không mấy tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến ở EU chỉ đạt 1,1% trong năm nay và 1,6% vào năm 2025, tăng so với mức 0,6% của năm trước đó.
Ông Kammer chỉ ra ba yếu tố đang kìm hãm EU: “Đầu tiên, thị trường của châu Âu quá phân mảnh để cung cấp quy mô cần thiết cho các công ty phát triển. Thứ hai, châu Âu không thiếu tiền tiết kiệm, nhưng thị trường vốn của họ chưa thành công trong việc thúc đẩy các công ty trẻ và năng suất. Ngoài ra, châu Âu đang thiếu lao động có tay nghề ở nơi cần thiết”.
Giám đốc Kammer cho biết, việc xóa bỏ các rào cản còn lại đối với sự lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động sẽ giải quyết được hầu hết các vấn đề này.
Ông Kammer chỉ ra khoảng cách thu nhập bình quân đầu người 30% giữa EU và Mỹ, điều ông mô tả là “gây sốc” và “chẳng thay đổi trong suốt hai thập kỷ qua”. Một phần nguyên nhân là do năng suất thấp ở những thành viên mới nhất của khối tại Trung, Đông, và Đông Nam Âu (CESEE). Bên cạnh đó, quan chức IMF cũng nêu bật tác động của "cú sốc giá năng lượng lớn do Nga gây ra” mà châu Âu phải đối mặt, trong đó, Đức là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất do ngành sản xuất vốn tiêu tốn năng lượng của mình.
Sau khi xung đột Nga - Ukraine leo thang vào tháng 2/2022, ưu tiên hàng đầu của EU là ngừng phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Các lệnh trừng phạt đối với Moscow và hành động phá đường ống Nord Stream vào năm 2022 đã khiến nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho khối này giảm mạnh.
Vào tháng này, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, việc Brussels (Bỉ) từ chối mua năng lượng của Nga đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế của EU. Một số quốc gia EU khác, như Hungary, Áo, Slovakia, Cộng hòa Séc và Italia vẫn đang nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga.
IMF gần đây đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2024 của Nga từ 3,2% lên 3,6%. IMF cũng xếp hạng Nga là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới dựa trên sức mua tương đương (PPP).
Tuy nhiên, Quỹ này cho biết, Nga đang hoạt động gần hoặc vượt quá khả năng sản xuất của mình. Theo ông Kammer, về lâu dài, Nga sẽ phải đối mặt với việc giảm chuyển giao công nghệ và khả năng thu hút tài chính yếu hơn do các lệnh trừng phạt. Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố vào đầu năm nay rằng, nền kinh tế Nga đang trong trạng thái tốt và phát triển nhanh chóng bất chấp áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết sẽ cung cấp “mọi sự hỗ trợ có thể” cho các quốc gia châu Phi trong nhiều lĩnh vực, từ đối phó với dịch bệnh đến chống khủng bố.
Phiên họp Quốc hội bất thường của Nhật Bản nhằm đề cử một thủ tướng mới sẽ diễn ra trong chiều hôm nay, ngày 11/11. Ngay sáng nay 11/11, chính phủ của ông Shigeru Ishiba đã tổ chức một cuộc họp lần cuối, sau đó đồng loạt từ chức.
Tờ Washington Post đưa tin vào ngày 10/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã điện đàm với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Các nguồn tin của tờ báo tiết lộ rằng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine.
Ngày 10/11, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chính thức thừa nhận về vụ tấn công nhằm vào Hezbollah hồi tháng 9, trong đó hàng nghìn máy nhắn tin cầm tay phát nổ trên khắp Liban và Syria.
Lính cứu hỏa đã được huy động để dập tắt đám cháy rừng đang hoành hành ở New Jersey và miền nam New York. Đám cháy khiến Thành phố New York phải ban hành cảnh báo khói và buộc nông dân phải thực hiện các biện pháp để bảo vệ mùa màng của họ.
Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, một trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã xảy ra ở miền đông Cuba vào ngày 10/11 (giờ địa phương), làm rung chuyển các tòa nhà ở Santiago de Cuba, thành phố lớn thứ hai của hòn đảo và vùng nông thôn xung quanh.
0