Indonesia thu hút đầu tư bằng thị thực vàng
Theo thống kê, chương trình thị thực vàng của Indonesia đã thu hút tới 4.000 tỷ rupiah, tương đương khoảng 260 triệu USD, số lượng nộp đơn lên tới 500 người.
Hầu hết những người nộp đơn xin thị thực vàng đang gửi tiền đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng. Các khoản đầu tư này dưới hình thức tiết kiệm và trái phiếu, là công cụ để đầu tư vào thị trường vốn hoặc trái phiếu chính phủ.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều đơn xin thị thực về quốc tịch thứ hai. Hiện tại, một số nhà đầu tư từ Mỹ, châu Âu và Trung Đông đang tìm hiểu về chính sách này để đầu tư vào các lĩnh vực du lịch và kinh tế sáng tạo.
Thị thực vàng cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy số lượng khách du lịch chất lượng cao đến Indonesia trong thời gian tới. Thị thực vàng là nỗ lực của Cục Di trú nhằm hỗ trợ nền kinh tế quốc gia thông qua việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sinh sống tại Indonesia trong thời hạn 5–10 năm.
Các nhà đầu tư muốn nộp đơn xin thị thực vàng cần đáp ứng một số yêu cầu: các nhà đầu tư cá nhân cần chứng minh đầu tư khoản tiền khoảng 350-700.000 USD, trong khi đó, các nhà đầu tư cấp cao như thành viên hội đồng quản trị hoặc đại diện công ty mẹ cần đầu tư từ 25-50 triệu USD.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Thuế tỉnh Hòa Bình vừa công khai danh sách 327 người nộp thuế nợ hơn 2.272 tỷ đồng tính đến ngày 30/9/2024, trong đó có 322 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất, 1 trường học và 4 cá nhân. Nguyên nhân công khai là do nợ thuế quá hạn 90 ngày nhưng không tự nguyện nộp.
Giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch ngày 1/11 do áp lực từ đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ tăng. Tuy nhiên, số liệu tăng trưởng việc làm yếu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến các nhà phân tích tăng dự đoán về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất, qua đó hạn chế đà giảm của vàng.
Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
0