[Infographic] Thực phẩm nào thường chứa độc tố botulinum?

Ngộ độc botulinum hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong cao. Các triệu chứng phổ biến gồm mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt (mất thăng bằng), thường đi kèm mờ mắt, khô miệng, khó nuốt, nôn, thậm chí liệt mặt.

Những loại thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố botulinum có thể bao gồm các loại thực phẩm lên men truyền thống không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm đóng hộp và sữa chua đã bị hỏng.

Các triệu chứng ngộ độc botulinum thường xuất hiện từ 4 giờ đến 8 ngày sau khi ăn phải thức ăn nhiễm độc tố.

Các triệu chứng khi bị ngộ độc botulinum.

Triệu chứng ngộ độc botulinum: 

  • Mờ mắt
  • Khó nói
  • Khô miệng, khó nuốt
  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Yếu cơ cổ, cánh tay
  • Liệt mặt 
    Những loại thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố Botulinum.
    Những thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố botulinum:
    • Thực phẩm đóng hộp đã bị hỏng
    • Sữa chua đã bị hỏng

    Cách phòng chống ngộ độc botulinum:

    • Lựa chọn sản xuất có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
    • Cẩn trọng với những loại thực phẩm đóng gói có mùi, vị, hoặc màu sắc bất thường.
    • Bảo quản riêng biệt thực phẩm sống và chín, bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
    • Các loại thực phẩm lên men, chẳng hạn như dưa cà muối nên được muối đủ mặn và đủ độ chua.
    • Không ăn thực phẩm đóng hộp khi nắp hộp đã bị cong, hộp đã bị gỉ hoặc bị phồng.
    • Nấu chín kỹ thức ăn.
      Cách phòng chống ngộ độc botulinum.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kobayashi - hãng dược phẩm có trụ sở tại Osaka, Nhật Bản, đã thu hồi thực phẩm chức năng của hãng khiến hai người tử vong và hơn 100 người nhập viện.

Đang ăn tối tại một nhà hàng tại Đà Nẵng, nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, gã quỵ xuống đất, mất ý thức, nữ điều dưỡng A9 Bệnh viện Bạch Mai đã kịp thời tiếp cận, ép tim cấp cứu người bệnh. Nhờ nắm bắt được "thời điểm vàng" cô đã cứu sống được vị khách du lịch.

Theo Bộ Y tế, khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi trên người có nguồn gốc từ động vật. Với bệnh lây truyền từ động vật, khó kiểm soát nguồn lây, khó khăn cho công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh.

Thời điểm này được xem là “mùa” của thuỷ đậu do vi rút gây bệnh sinh sôi và phát tán nhanh chóng khi độ ẩm trong không khí tăng cao. Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả, giảm nguy cơ mắc và biến chứng do bệnh gây ra.

Sau ca tử vong do mắc cúm A/H5N1 tại Khánh Hòa, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa đề nghị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.

Kháng thuốc là hậu quả của việc sử dụng kháng sinh bừa bãi. Đây là nỗi sợ hãi của các bác sĩ khi các phác đồ điều trị không đạt hiệu quả.