Iran nhắm vào mục tiêu gì khi phóng tên lửa vào Israel?
Vẫn còn quá sớm để biết liệu cuộc tấn công có gây ra thiệt hại nghiêm trọng nào không - nhưng bằng cách phân tích các video từ cuộc tấn công, hãng tin CNN và một số chuyên gia phân tích đã có một vài suy đoán về những mục tiêu mà Iran nhắm tới.
Mục tiêu của Iran
Theo hãng tin CNN (Mỹ), trong số hơn 100 tên lửa mà Iran phóng bắn vào đêm qua, ít nhất có ba mục tiêu rõ ràng. CNN dẫn một số cảnh quay cho thấy một lượng lớn tên lửa rơi xuống hoặc gần trụ sở của Cơ quan Tình báo Israel (Mossad), Căn cứ Không quân Nevatim và Căn cứ Không quân Tel Nof.
Những địa điểm này phần lớn trùng khớp với những gì giới tình báo Mỹ và Israel tin rằng sẽ bị nhắm tới. Israel trước đó từng đánh giá rằng Iran có khả năng sẽ tấn công ba căn cứ không quân và một căn cứ tình báo của Israel, trong khi đó một quan chức quân sự Mỹ giấu tên nói với CNN rằng các mục tiêu tiềm năng của Iran bao gồm các căn cứ không quân và trung tâm chỉ huy tình báo.
Các video cho thấy ít nhất hai tên lửa rơi xuống gần Trụ sở Mossad ở khu phố Glilot của Tel Aviv, một khu vực đông dân cư với một số tòa nhà dân cư và thương mại.
Trong khi đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết tại một cuộc họp báo hôm 1/10 rằng cuộc tấn công của Iran “có vẻ đã bị đánh bại và không hiệu quả”. Lầu Năm Góc thông báo hai khu trục hạm Mỹ đã tham gia đánh chặn tên lửa Iran và sử dụng hơn 10 tên lửa phòng không, nhưng không tiết lộ chủng loại. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Patrick Ryder khẳng định không có vũ khí hoặc khí tài nào khác tham gia đánh chặn tên lửa Iran.
Năng lực phòng không của Israel không bị ảnh hưởng
Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), không quân Israel sẽ tiếp tục tiến hành nhiều cuộc tấn công hơn ở Trung Đông và năng lực hoạt động của lực lượng này không bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran.
“Không quân Israel tiếp tục hoạt động hết công suất và đêm nay sẽ tiếp tục tấn công mạnh mẽ vào Trung Đông, như đã diễn ra trong suốt năm qua", người phát ngôn của IDF Daniel Hagari cho biết vào đêm thứ Ba theo giờ địa phương.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi xuất hiện đoạn video mới cho thấy tên lửa của Iran tấn công căn cứ không quân Nevatim ở miền nam Israel. Ông Hagari nói thêm rằng Israel sẽ tiếp tục truy đuổi các chỉ huy Hezbollah và bất kỳ ai đe dọa công dân Israel.
"Iran đã thực hiện một hành động nghiêm trọng vào đêm nay, đẩy Trung Đông vào tình trạng leo thang. Chúng tôi sẽ hành động vào thời điểm và địa điểm chúng tôi quyết định", Hagari nói.
Ngay sau tuyên bố trên, quân đội Israel tiếp tục không kích các mục tiêu của Hezbollah ở miền nam Liban, đồng thời yêu cầu người dân ở khu vực này sơ tán.
Nỗ lực ngăn chặn leo thang căng thẳng của Mỹ thất bại
Thậm chí cho đến tận vài tuần trước, một số quan chức cấp cao của Mỹ vẫn tin rằng thông qua các nỗ lực ngoại giao và răn đe của mình, Washington đã giúp ngăn chặn thành công một cuộc tấn công quy mô lớn của Iran vào Israel.
Nhưng các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Israel vào đêm qua (1/10) đã đánh dấu một diễn biến khác ở Trung Đông mà chính quyền tổng thống Joe Biden hy vọng có thể tránh được, nhưng không thể. Các cuộc không kích của Israel vào thủ đô Beirut của Liban vào tuần trước đã giết chết thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah nói riêng, dường như đã làm leo thang nguy cơ Iran sẽ tiếp tục tấn công Israel.
Thậm chí trước khi Israel ám sát Nasrallah, đã có một số dấu hiệu cho thấy Iran “lo ngại” về mức độ thiệt hại mà Israel gây ra cho Hezbollah- lực lượng dân quân ủy nhiệm mạnh nhất và có năng lực nhất của Tehran trong khu vực.
Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, Washington tin rằng Iran sẽ can thiệp vào cuộc xung đột nếu họ đánh giá rằng họ sắp “mất"” Hezbollah. Hãng tin CNN dẫn lời quan chức này và một người khác quen thuộc với thông tin tình báo cho biết, tác động từ hàng loạt hoạt động quân sự gần đây của của Israel chống lại Hezbollah đã khiến lực lượng này mất đi hàng trăm chiến binh, chưa kể nhiều chỉ huy cấp cao.
Jonathan Panikoff, cựu chuyên gia phân tích tình báo cấp cao chuyên về khu vực Trung Đông, cho biết: "Tôi nghĩ vụ sát hại thủ lĩnh Hezbollah Nasrallah là giọt nước tràn ly” đối với Iran. “Về mặt chiến lược, đó là sự kết hợp giữa việc nhận ra lực lượng Hezbollah thực sự có thể gặp rắc rối và cần khôi phục một số biện pháp răn đe”.
Bản thân Hezbollah vẫn là một đối thủ nguy hiểm đối với Israel. Ngay cả khi Israel đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cơ cấu chỉ huy của Hezbollah, nhóm này vẫn duy trì một kho vũ khí quân sự nguy hiểm mà họ có thể sử dụng để chống lại Israel.
Trong một loạt các cuộc tấn công qua lại qua biên giới - bao gồm một cuộc giao tranh đặc biệt dữ dội vào ngày 25 tháng 8 - cho đến nay, Hezbollah vẫn chưa sử dụng một số phương án hỏa lực tầm xa tinh vi hơn của họ, như tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, hoặc có thể Hezbollah muốn bảo quản chúng để sử dụng sau này, theo các quan chức Mỹ nhận định. Mặc dù Israel đã tấn công nhiều địa điểm phóng và kho vũ khí của Hezbollah, nhưng những địa điểm khác vẫn còn.
Các quan chức Mỹ từ lâu đã đánh giá rằng cả Iran và giới lãnh đạo cấp cao của Hezbollah đều muốn tránh chiến tranh toàn diện với Israel, ngay cả khi cả hai đã đấu súng trong những tháng gần đây. Vào tháng 4, Iran đã bắn hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào Israel, trong một động thái mà một số chuyên gia cho rằng chỉ nhằm gây hiệu ứng hơn là tác động. Tuy nhiên cuộc tấn công bằng tên lửa hôm 1/10 có nhiều điểm khác biệt.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết cuộc tấn công của Iran lần này lớn gấp đôi so với đợt tấn công của Iran vào Israel vào tháng 4. Không giống như cuộc tấn công hồi tháng 4, khi Israel có nhiều ngày để chuẩn bị cho các cuộc tấn công, họ nhận được rất ít cảnh báo vào hôm qua. Tel Aviv chỉ biết về mối đe dọa sắp xảy ra chỉ vài giờ trước khi Tehran phát động cuộc tấn công.
Theo các nhà phân tích, cuộc tấn công của Iran vào Israel có thể làm thay đổi cán cân tình hình vốn đã vô cùng căng thẳng ở Trung Đông khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Tehran “sẽ phải trả giá”.
"Tối nay, Iran lại tấn công Israel bằng hàng trăm tên lửa. Cuộc tấn công này đã thất bại. Nó đã bị ngăn chặn nhờ hệ thống phòng không của Israel, hệ thống tiên tiến nhất thế giới", thủ tướng Netanyahu phát biểu trong một cuộc họp với nội các an ninh chính trị của mình, trong một đoạn video do văn phòng báo chí của chính phủ Israel công bố. "Tôi xin chúc mừng IDF vì thành tích ấn tượng của họ".
Bất cứ điều gì Israel quyết định làm để đáp trả đều có thể định hình giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột. Họ đã chọn phản ứng hạn chế vào tháng 4 sau lời kêu gọi kiềm chế của Mỹ và các đồng minh khác. Nhưng những từ ngữ mà các quan chức Israel sử dụng vào thứ Ba cho thấy phản ứng lần này có thể mạnh mẽ hơn.
Cộng đồng quốc tế lo ngại rằng Israel có thể quyết định nhắm vào một số cơ sở hạt nhân của Iran. Đó là điều mà Israel đã không làm vào tháng 4 - có thể là vì họ lo lắng về cách Hezbollah sẽ phản ứng với một động thái mạnh mẽ như vậy. Thay vào đó, họ đã chọn tấn công các hệ thống phòng thủ quân sự gần các cơ sở này. Với việc Hezbollah bị suy yếu đáng kể sau loạt cuộc tấn công gần đây của Israel nhằm vào các quan chức cấp cao của mình, rủi ro từ Hezbollah hiện có thể đóng vai trò nhỏ hơn nhiều trong tính toán của Israel.
Truyền thông Đức cho biết nghi phạm bị cáo buộc trong vụ lao xe vào đám đông ở một khu chợ Giáng sinh ở thành phố Magdeburg, đông bắc nước này, là Taleb Al Abdulmohsen, một công dân Ả Rập Xê-út. Đáng chú ý, nghi phạm là một bác sĩ tâm lý được đánh giá cao về chuyên môn.
Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp vừa công bố số liệu cho thấy nợ công của nước này tiếp tục tăng trong quý III/2024.
Tờ Financial Times dẫn nguồn thạo tin khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa thay đổi yêu cầu với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên của khối tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, gấp 2,5 lần so với mức hiện tại là 2%.
Tại Slovenia, hang động đá vôi Postojna là một điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi dịp Giáng sinh. Đến với hang động này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh chúa Giesu ra đời.
Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa tổ chức mít tinh và diễu hành ở trung tâm Seoul, một tuần sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội vì lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng này.
Trước tình trạng khoai tây đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và biến đổi khí hậu, các nhà khoa học tại Trung Quốc - nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới - đang nỗ lực nghiên cứu giống khoai tây chịu nhiệt, nhằm bảo vệ nguồn cung cấp lương thực.
0