Iraq nâng cấp cảng cạnh tranh với kênh đào Suez

Iraq đã tổ chức lễ khánh thành 5 bến tàu đầu tiên thuộc cảng Grand Faw trên bán đảo Al-Faw, miền Nam nước này.

Dự án cảng này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia. Quyết định chọn công ty khai thác cảng sẽ được đưa ra vào tháng 1 năm 2025, và dự kiến các hoạt động khai thác tại cảng Grand Faw sẽ bắt đầu vào năm 2026.

Với việc khánh thành 5 bến tàu, cảng Grand Faw với cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ nâng cấp chạy qua Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ mở ra một tuyến vận chuyển hàng hóa mới và cạnh tranh với kênh đào Suez.

Cảng Grand Faw trên bán đảo Al-Faw dự kiến sẽ trở thành một tuyến vận chuyển hàng hóa mới giữa châu Á và châu Âu, với cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ nâng cấp chạy qua Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.

Giới chuyên gia cho biết cảng mới sẽ đưa Iraq trở thành một phần của "tuyến đường thương mại và vận tải toàn cầu đi qua Trung Đông". Giai đoạn đầu tiên của công trình xây dựng cảng mới nhằm bổ sung cho các bến tàu hiện có tại thành phố cảng Al-Faw, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm tới bởi Tập đoàn xây dựng khổng lồ Daewoo Engineering của Hàn Quốc. Tập đoàn Daewoo đã xây dựng một đê chắn sóng dài gần 16 km ở vùng Vịnh để bảo vệ cảng, lập kỷ lục thế giới Guinness về đê chắn sóng dài nhất thế giới.

Việc tiếp nhận năm bến tàu này không kém quan trọng so với dự án cảng Grand Faw. Qua cảng này, chúng tôi mong muốn kết nối Iraq với các thị trường quốc tế, trở thành cầu nối giữa châu Á và châu Âu.

Ông Farhan Al-Fartousi – Giám đốc Công ty cảng Iraq.

Ông Al-Fartousi cho biết giai đoạn đầu tiên của dự án sẽ đi vào vận hành vào năm 2026, với khả năng tiếp nhận 3,5 triệu container mỗi năm. Dự kiến, cảng Grand Faw sẽ đạt công suất tối đa vào năm 2028 và sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Iraq, mở ra cơ hội mới cho ngành vận tải và thương mại quốc tế.

Lễ khánh thành có sự tham gia của Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani. Trong phát biểu của mình, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của cảng Grand Faw đối với nền kinh tế Iraq. Thủ tướng Sudani cho biết cảng mới sẽ đưa Iraq trở thành một phần của tuyến đường thương mại và vận tải toàn cầu đi qua Trung Đông.

Qua cảng này, một giấc mơ đã trở thành hiện thực. Vị trí địa lý lịch sử của Iraq đã biến đất nước từ một nơi phụ thuộc vào các cảng của nước khác thành một quốc gia có cảng biển lớn nhìn ra Vịnh, tuyến đường thủy lớn nhất thế giới, nơi tập trung các hoạt động năng lượng, thương mại, giao tiếp và trao đổi hàng hóa.

Ông Mohammed Shia al-Sudani – Thủ tướng Iraq.

Dự án này được coi là Con đường phát triển Iraq, với chi phí khoảng 17 tỷ USD, nhằm mục đích chuyển đổi nền kinh tế của đất nước sau nhiều thập kỷ chiến tranh và khủng hoảng, được kỳ vọng sẽ giúp Iraq giảm phụ thuộc vào hệ thống cảng của các nước khác trong vùng Vịnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một máy bay Airbus A321 của hãng hàng không Ural Airlines (Nga), đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay quốc tế Sharm El-Sheikh tối ngày 3/1 sau khi có báo cáo về sự cố kỹ thuật.

Trục trặc kỹ thuật trong hệ thống công nghệ thông tin của Cơ quan Cảnh sát Liên bang Đức vào ngày 3/1 đã làm ảnh hưởng lớn đến thủ tục nhập cảnh của hành khách tại các sân bay lớn ở nước này.

Sáng 4/1 (theo giờ Hà Nội), Hạ nghị sĩ Mike Johnson thuộc đảng Cộng hòa, đại diện cho bang Louisiana, đã được bầu lại làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ khóa 119. Bỏ phiếu bầu Chủ tịch là bước quan trọng đầu tiên tại Hạ viện khi Quốc hội mới khóa 119 của Mỹ khai mạc ngày 3/1.

Ngày 3/1 theo giờ địa phương, Ba Lan đã chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng đầu năm 2025 với khẩu hiệu “An ninh, châu Âu”.

Một thẩm phán ở New York, Mỹ ngày 3/1 cho biết, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ bị tuyên án trong vụ án chi tiền bịt miệng năm 2016.

Ngày 3/1, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết đã tiêu diệt một điệp viên tình báo quân sự Ukraine đang âm mưu tấn công khủng bố ở Vùng Zaporozhye (tên trong tiếng Ukraine là Zaporizhzhia).