Israel bơm nước biển đã khử mặn vào ao hồ

Tại khu vực Trung Đông, nơi nước ngọt khan hiếm, chính phủ Israel hy vọng giải pháp bơm nước biển đã qua khử mặn từ Địa Trung Hải để cung cấp cho các ao hồ sẽ giúp giải quyết nhu cầu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất.

Khi các cửa xả lũ mở ra, dòng nước ngọt cuồn cuộn chảy vào lòng Biển hồ Galilee ở phía Bắc Israel, một hồ nước linh thiêng đang có nguy cơ bị thu hẹp do hạn hán và gia tăng dân số ở khu vực xung quanh hồ. Đây là nước ngọt được tạo ra bằng cách khử muối trong nước biển Địa Trung Hải.

Biển hồ Galilee là hồ nước ngọt lớn nhất ở Israel, từng được nhắc tới trong Kinh Thánh. Đây được coi là nguồn dự trữ nước quốc gia, nơi duy trì sự sống cho khu vực suốt nhiều thiên niên kỷ. Ngày nay, hồ vẫn cung cấp nước cho các vườn nho, trang trại. Những địa điểm khảo cổ học, suối nước nóng và đường mòn đi bộ quanh biển hồ đã thu hút khách du lịch và mang lại sinh kế cho người dân địa phương. Nó cũng cung cấp nước cho sông Jordan chảy về phía nam đến Biển Chết.

Nhưng khủng hoảng khí hậu đã và đang gây ra biến động lớn về mực nước. Trong 10 năm qua, hạn hán đã khiến mực nước hồ nhiều lần xuống thấp đến mức báo động. 

Trước tình trạng này, Cơ quan Quản lý nước Israel đã khởi động dự án trị giá 284 triệu USD nhằm dẫn nước khử muối từ Địa Trung Hải đến Biển hồ Galilee.  5 nhà máy khử muối dọc bờ biển hiện cung cấp gần như tất cả nước máy cho 9,2 triệu cư dân Israel. Dự án mới mà chính phủ đang thực hiện là xây dựng một đường ống dẫn nước có đường kính 1,6 mét, dài 31 km, cung cấp nước ngọt từ các nhà máy tới biển hồ Galilee.

Dự án sẽ duy trì nguồn nước ngọt cần thiết quanh năm, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Israel và cung cấp nước thường xuyên cho Jordan. Theo thỏa thuận ký năm 2021, Jordan sẽ nhận 100 triệu m3 nước sạch mỗi năm từ Israel, tương đương 20% nhu cầu nước của quốc gia này. Đổi lại, Jordan sẽ cung cấp điện từ năng lượng mặt trời cho lưới điện của Israel.  Dự kiến 600 nhà máy điện mặt trời sẽ được xây dựng ở Jordan.

Mặc dù vậy, Dự án cũng có những hạn chế nhất định. Bởi các nhà máy khử muối trong nước biển lại hoạt động bằng khí đốt, loại nhiên liệu hóa thạch góp phần làm tăng khủng hoảng khí hậu và khiến thời tiết khắc nghiệt càng cực đoan hơn, góp phần ảnh hưởng tới mực nước hồ. Tuy nhiên, theo thời gian, khi lưới điện chuyển đổi sang các nguồn năng lượng xanh hơn, giải pháp của Israel có thể trở nên bền vững hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.

Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.

Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.

Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.

Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.