Israel có ngừng bắn tại Gaza?

Sau khi có thông tin Ai Cập, Israel và Mỹ đã đồng ý ngừng bắn ở miền nam Gaza bắt đầu lúc 06h00 (giờ GMT) ngày 16/10, Văn phòng Thủ tướng Israel lại bác bỏ thông tin này.
Cửa khẩu Rafah nằm ở biên giới giữa bán đảo Sinai của Ai Cập và Gaza

 

Ai Cập, Israel và Mỹ đã đồng ý ngừng bắn, Ai Cập nhất trí mở cửa khẩu biên giới Rafah. Các nguồn tin cho biết lệnh ngừng bắn sẽ kéo dài trong vài giờ nhưng không rõ thời gian chính xác. Họ cũng cho biết ba nước đã đồng ý, cửa khẩu Rafah sẽ mở cửa đến 14:00 (giờ GMT) ngày 16/10.

Cửa khẩu Rafah nằm ở biên giới giữa bán đảo Sinai của Ai Cập và Gaza do Hamas quản lý. Đây là cửa khẩu duy nhất đi vào lãnh thổ không do Israel kiểm soát.

Ai Cập cho biết, cửa khẩu này vẫn mở từ phía Ai Cập trong những ngày gần đây, nhưng không thể hoạt động được do các cuộc bắn phá của Israel vào Palestine.

Ông Salama Marouf, người đứng đầu văn phòng truyền thông của lực lượng Hamas cho biết, lực lượng này chưa nhận được xác nhận nào từ phía Ai Cập về ý định mở cửa khẩu.

Đại sứ quán Mỹ tại Israel cho biết, tình hình tại cửa khẩu Rafah sẽ “không ổn định và khó lường và không rõ liệu du khách có được phép quá cảnh qua cửa khẩu hay không và trong bao lâu”.

Về phần mình, Văn phòng Thủ tướng Israel phủ nhận việc có bất kỳ thỏa thuận nào về việc mở cửa khẩu biên giới Rafah.

Đại diện văn phòng nói với truyền thông quốc tế rằng: “Hiện tại không có lệnh ngừng bắn hay hỗ trợ nhân đạo nào ở Dải Gaza để đổi lấy việc cho phép người nước ngoài xuất cảnh”.

Một số bộ trưởng thuộc đảng Likud đang kịch liệt phản đối lệnh ngừng bắn tạm thời do Mỹ làm trung gian nhằm cho phép viện trợ vào Dải Gaza thông qua cửa khẩu biên giới Rafah với Ai Cập. Bộ trưởng Năng lượng Israel Katz nói rằng, ông "phản đối gay gắt việc dỡ bỏ phong tỏa và đưa hàng hóa vào Gaza vì lý do nhân đạo.". Còn Bộ trưởng Văn hóa Miki Zohar cũng phản đối, cho rằng “Những kẻ tàn sát trẻ em, hãm hiếp phụ nữ và bắt cóc trẻ sơ sinh không đáng được thương xót.”

Chính phủ Na Uy cho biết, tính đến tối 15/10, 170 công dân nước này mong muốn chính phủ hỗ trợ rời khỏi Gaza. Theo Ngoại trưởng Anniken Huitfeldt, “mỗi giờ trôi qua, tình hình ở Gaza không rõ ràng và ngày càng trở nên tồi tệ hơn”. Về việc rời Gaza qua cửa khẩu biên giới Rafah với Ai Cập, bà Huitfeldt nói, “Chúng tôi không thể đảm bảo rằng công dân Na Uy có thể đi qua đó. Biên giới có thể được mở và đóng trong thời gian ngắn.”

Hàng chục công dân Mỹ cùng vợ/chồng đang chờ lên tàu sơ tán tại cảng Haifa. Do các chuyến bay bị hủy vì cuộc giao tranh giữa Israel và Hamas, các công dân Mỹ và người của họ đã được mời đến Cảng Haifa và lên một con tàu đi đến Síp, và ở đó sẽ lên máy bay đến Mỹ.

Nhiều hãng hàng không đã hủy các chuyến bay đến và đi từ Israel sau vụ tấn công của Hamas vào ngày 07/10, châm ngòi cho cuộc đáp trả quân sự quy mô lớn của Israel ở Dải Gaza.Tuy nhiên, El Al cũng như Bluebird Airways có trụ sở tại Hy Lạp vẫn tiếp tục các chuyến bay.

(Nguồn: Reuters)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tác động từ trận động đất mạnh khiến một tòa nhà 30 tầng đang xây dựng ở Bangkok đổ sập đã làm dấy lên nỗi sợ hãi về sự an toàn của những ngôi nhà cao tầng.

Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đánh giá Myanmar đang phải hứng chịu mức độ tàn phá chưa từng thấy trong hơn một thế kỷ ở châu Á.

Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei ngày 31/3 tuyên bố nước này sẽ đáp trả mạnh nếu nước Cộng hòa Hồi giáo này bị tấn công.

Bệnh viện Myanmar quá tải sau động đất 7,7 độ, hàng chục bệnh nhân nằm la liệt trên cáng hoặc bìa cứng dưới cái nóng 40 độ C.

72 giờ đầu tiên sau động đất được coi là thời gian vàng để tiếp cận các nạn nhân bị vùi dưới đống đổ nát. Sau thời gian này, cơ hội sống sót khi không có nguồn nước sẽ giảm đi nhanh chóng.

Tính đến 12h ngày 31/3, số người chết ở Myanmar do trận động đất mạnh 7.7 độ đã lên tới 2.056 người, 3.900 người bị thương và 270 người mất tích.