Israel không kích Rafah gây nhiều thương vong
Trước đó, quân đội Israel thông báo đã thực hiện một loạt vụ không kích tại Gaza, song không công bố địa điểm cụ thể. Kể từ khi xung đột bùng phát giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza, cư dân Palestine từ nhiều nơi ở vùng lãnh thổ này dời đến thành phố Rafah để lánh nạn. Hiện có khoảng 1,5 triệu người Palestine đang trú ngụ tại thành phố này.
Ngày 9/2 vừa qua, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ra lệnh quân đội nước này chuẩn bị sơ tán dân thường khỏi Rafah trước khi tiến hành chiến dịch trên bộ chống Hamas ở thành phố này. Ông Netanyahu cam kết quân đội Israel sẽ cung cấp hành lang an toàn cho dân thường ở Rafah trước khi triển khai chiến dịch quân sự trên bộ tại đây.
Nhiều nước phương Tây cũng như các nước trong khu vực đã lên tiếng phản đối kế hoạch tấn công của Israel tại Rafah, lo ngại chiến dịch tấn công này sẽ gây ra thảm họa nhân đạo tại thành phố được coi là nơi trú ẩn cuối cùng của người Palestine tại Dải Gaza.
Cơ quan y tế tại Gaza ngày 11/2 công bố báo cáo mới nhất cho biết số người Palestine thiệt mạng do các cuộc tấn công của Israel ở Dải Gaza đã tăng lên 28.176 người kể từ ngày 7/10/2023, với 67.784 người khác bị thương.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui tại Điện Kremlin ở Thủ đô Moscow. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia đang ngày càng nồng ấm.
Nhà điều hành sân bay Aena của Tây Ban Nha ngày 4/11 cho biết, 50 chuyến bay dự kiến cất cánh từ sân bay El Prat của Barcelona đã bị hủy hoặc chậm trễ nghiêm trọng sau khi một trận mưa lớn trút xuống khu vực này.
Chiều 4/11, theo giờ bờ Đông của Mỹ (tức rạng sáng 5/11 giờ Việt Nam), hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump của đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris của đảng Dân chủ đã thực hiện nỗ lực vận động phút chót trước thềm giờ bỏ phiếu tại các bang chiến trường.
Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.
Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.
Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.
0