Israel nhắm mục tiêu vào thủ lĩnh mới của Hezbollah
Những vụ nổ lớn đã làm rung chuyển Beirut của Liban đêm qua trong một số cuộc không kích dữ dội nhất của Israel vào thành phố này cho đến nay.
Theo Al Jazeera, Israel đã tiến hành các cuộc không kích lớn bằng bom phá boongke. Loại bom này có sức phá hủy mạnh và có thể cắm sâu xuống lòng đất, có thể phá các đường hầm và san phẳng toàn bộ các tòa nhà.
Trang Axios dẫn lời ba quan chức Israel giấu tên cho biết, ông Hashem Safieddine, thủ lĩnh mới của Hezbollah đang ẩn náu trong một boongke sâu dưới lòng đất ở một vùng ngoại ô phía nam Beirut và không rõ liệu ông Safieddine có thiệt mạng trong cuộc không kích hay không.
Ông Hashem Safieddine là em họ của cố thủ lĩnh đã thiệt mạng Hassan Nasrallah của Hezbollah. Ông đã được Hội đồng Shura - hội đồng có quyền quyết định hầu hết các vấn đề lớn của Hezbollah - bầu là Thủ lĩnh kế nhiệm sau khi ông Nasrallah thiệt mạng trong vụ không kích của Israel hôm 27/9.
Phía Hezbollah chưa bình luận gì về thông tin trên.
Hezbollah cho biết họ đã tiêu diệt 17 binh sĩ Israel trong các cuộc đụng độ dọc biên giới với Israel, sau khi tuyên bố đã kích nổ một quả bom nhằm vào quân đội Israel đang cố gắng tiến vào làng Maroun al-Ras của Liban.
Bộ Y tế Liban báo cáo có 37 người thiệt mạng và 151 người bị thương trong hàng chục vụ không kích dữ dội của Israel trên khắp Liban trong ngày 3/10. Riêng tại ngoại ô thủ đô Beirut hứng chịu hơn 11 vụ không kích.
Một nguồn tin từ Iran đã nói với Al Jazeera rằng, Iran đã gửi một thông điệp tới Mỹ thông qua Qatar cho biết họ không tìm kiếm chiến tranh khu vực nhưng "giai đoạn tự kiềm chế đơn phương đã kết thúc".
Một quan chức Mỹ đã nói với Al Jazeera Arabic rằng, Tổng thống Joe Biden đã khuyên Israel tránh tấn công cơ sở hạ tầng dân sự của Iran, bao gồm cả các cơ sở dầu mỏ.
Quân đội Israel tuyên bố đã tập kích các mục tiêu liên quan cơ quan tình báo của Hezbollah ở Beirut, bao gồm thành viên đơn vị tình báo, phương tiện thu thập thông tin, sở chỉ huy và hạ tầng của nhóm.
Xung đột giữa Israel với nhóm vũ trang Hezbollah ngày càng tăng nhiệt. Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đặt mục tiêu loại bỏ các cứ điểm của Hezbollah dọc biên giới Israel với Liban, tạo điều kiện để tiến tới thỏa thuận ngoại giao, trong đó nhóm vũ trang sẽ lùi về bờ Bắc sông Litani như quy định trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Gần 2.000 người đã thiệt mạng và 1,2 triệu người dân Liban phải di dời trong năm nay do xung đột leo thang giữa Israel và Hezbollah, trong đó phần lớn xảy ra trong 2 tuần qua.
Trong hai ngày qua, Israel cũng đã tăng cường các cuộc tấn công trên khắp Gaza, khiến hàng chục người Palestine thiệt mạng trong các cuộc không kích trong 48 giờ qua.
Ngày 3/10, các máy bay chiến đấu của Israel cũng ném bom trại tị nạn Tulkarem, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng, trong cuộc tấn công chết chóc nhất ở Bờ Tây bị chiếm đóng trong hơn 20 năm.
Lo ngại xung đột ngày một leo thang và mở rộng, nhiều nước, trong đó có Nga, Tây Ban Nha đang khẩn trương triển khai kế hoạch sơ tán công dân của mình rời khỏi Liban.
Trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như vật giá tăng cao, thiếu hụt nhân lực, lạm phát… Chính phủ nước này đang tiến hành đồng loạt nhiều biện pháp mạnh để vực dậy nền kinh tế.
Ngày 23/11, quân đội Israel đã thực hiện cuộc không kích vào trung tâm Thủ đô Beirut của Liban, làm sập một tòa nhà chung cư, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và nhiều người dân hoảng loạn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Ngày 23/11, người phát ngôn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo, Tổng thư ký NATO, ông Mark Rutte đã gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida để thảo luận về các vấn đề an ninh toàn cầu mà liên minh phải đối mặt.
Khả năng một thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu và Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) có thể sớm được ký kết đã gây ra sự hỗn loạn chính trị ở Pháp và trên khắp châu Âu. Nếu được hoàn tất, đây sẽ là thỏa thuận thương mại tự do quan trọng nhất từng được EU ký kết, tuy nhiên, nó cũng châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình tại Pháp.
Theo Reuters, trong ngày đàm phán kéo dài của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035, để giúp các nước đang phát triển chống chịu với biến đổi khí hậu.
0