Israel phác thảo quan hệ trong tương lai với Dải Gaza
Trước đó, phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Quốc hội Israel ngày 20/10, ông Gallant nói với các nhà lập pháp rằng Israel sẽ không còn “trách nhiệm đối với cuộc sống hàng ngày ở Dải Gaza” một khi xung đột kết thúc.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel cũng vạch kế hoạch gồm ba giai đoạn nhằm lật đổ lực lượng vũ trang Hamas đang kiểm soát vùng lãnh thổ này. Trong đó, các cuộc ném bom dữ dội, hiện đã được tiến hành, và cuộc tấn công trên bộ sẽ là giai đoạn đầu tiên. Chiến dịch quân sự của Israel sẽ kết thúc bằng việc “thiết lập một thực thể an ninh mới cho người dân Israel” mà không cần triển khai binh lính thường trực ở Dải Gaza để quản lý cuộc sống hàng ngày của 2,3 triệu cư dân nơi đây.
Tờ Financial Times dẫn lời một quan chức Israel giấu tên nói rằng “Israel sẽ không tham gia vào việc tạo việc làm cho người dân Gaza” và tất cả các cửa khẩu biên giới hiện có giữa Gaza và Israel sẽ bị đóng.
Israel đã chiếm đóng và xây dựng các khu định cư ở Gaza từ năm 1967 đến năm 2005. Cho đến đợt leo thang xung đột mới nhất, Israel vẫn tiếp tục cung cấp các tiện ích cơ bản như nước và điện cho lãnh thổ đông dân của Palestine. Việc di chuyển của người dân và hàng hóa ở Gaza đã bị Israel hạn chế nghiêm ngặt trong nhiều năm.
Hãng tin Bloomberg ngày 21/10 cho biết các quan chức Mỹ và Israel đang tiến hành các cuộc đàm phán bí mật về tương lai của Gaza thời kỳ hậu Hamas. Theo hãng truyền thông này, một kịch bản hiện đang được xem xét là thành lập một chính phủ lâm thời được Liên hợp quốc và các quốc gia Arab hậu thuẫn. Cũng theo Bloomberg, các cuộc thảo luận vẫn đang ở giai đoạn đầu và không có gì đảm bảo rằng các nước láng giềng sẽ thực hiện theo các kế hoạch đã đề ra.
Xung đột giữa Hamas và Israel nổ ra vào ngày 7/10 sau khi nhóm vũ trang của Palestine tiến hành cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn và xâm nhập bất ngờ sang lãnh thổ Israel. Israel đáp trả bằng các cuộc không kích vào Gaza.
Theo các quan chức địa phương của cả hai bên, đến nay xung đột đã khiến ít nhất 4.100 người Palestine và 1.400 người Israel thiệt mạng, cùng hàng nghìn người khác bị thương. Liên Hợp Quốc và các nhóm nhân quyền đã cảnh báo về một thảm họa nhân đạo sắp xảy ra ở Gaza./.
(Nguồn: RT)
Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.
Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.
Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
0