Ít người dân biết thông tin thu, chi ngân sách nhà nước

Hiện nay, việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước là bắt buộc đối với các cấp ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) có sử dụng vốn NSNN.

Tuy nhiên, theo kết quả rà soát công khai ngân sách huyện năm 2023 cho thấy còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách.

Phát biểu tại Tọa đàm chuyên đề “Rà soát việc thực hiện Công khai Ngân sách huyện năm 2023”, bà Đỗ Thanh Huyền, chuyên gia phân tích chính sách công, UNDP tại Việt Nam, cho biết, kết quả khảo sát PAPI thường niên cho thấy tỉ lệ người dân biết đến hoặc nhận được thông tin về thu, chi ngân sách nhà nước ở địa phương rất thấp.

Với hơn 90% số người dân có điện thoại thông minh kết nối internet, chính quyền địa phương có điều kiện thuận lợi để chủ động công khai thông tin ngân sách nhanh chóng, đúng hạn theo quy định của pháp luật.

Từ các phát hiện, báo cáo đưa ra nhiều đề xuất mang hàm ý chính sách và thực tiễn để các cấp, các ngành có liên quan xem xét nhằm tăng cường tính công khai trong quản lý ngân sách nhà nước, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về minh bạch ngân sách và thực hiện tốt quyền giám sát ngân sách của công dân. Các tài liệu ngân sách cần công khai đầy đủ, đúng thời điểm. Trên cổng/trang thông tin điện tử UBND cấp huyện cần có thư mục riêng về công khai ngân sách và cần được sắp xếp theo năm và theo loại tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp cận.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Thủ đô vẫn có những bước tiến quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, dự kiến đạt khoảng 6,52% (cùng kỳ năm 2023 đạt 6,27%). Đây là tiền đề, động lực quan trọng để Hà Nội chinh phục mục tiêu tăng trưởng cao 8% vào năm 2025.

Năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rủi ro từ thế giới đến trong nước. Để vượt qua thách thức, cần cải cách thể chế, đầu tư bền vững và có các chính sách linh hoạt. Thông tin được nhấn mạnh tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” diễn ra sáng 3/1, tại Hà Nội.

Dù vào ngày 6/1 Tổng cục Thống kê mới công bố số liệu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024, thế nhưng khá chắc chắn là năm nay, tổng sản phẩm quốc nội GDP có thể tăng trưởng trên 7%, vượt mục tiêu 6,5-7% mà Quốc hội đề ra.

Giá vàng thế giới đã chạm mức cao nhất trong hơn hai tuần vào phiên 2/1 nhờ hoạt động mua vào tài sản an toàn, trong bối cảnh thị trường chờ đợi định hướng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và những tác động tiềm tàng từ các chính sách thuế quan thương mại do Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất.

VN-Index mở cửa phiên chiều không mấy thuận lợi khi áp lực bán tiếp tục gia tăng về cuối phiên, khiến chỉ số đóng cửa trong sắc đỏ.

Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới, chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng giảm từ cuối năm 2024, trong khi đồng USD đạt mức cao nhất trong hai năm sau khi số liệu kinh tế cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn ổn định.