Ít nhất 96 người chết và mất tích do mưa lũ
Mưa lớn trong đêm, thành phố Nam Định ngập nặng
Trận mưa lớn trong đêm 9/9, rạng sáng 10/9 với lượng mưa lên tới hàng trăm mm đã khiến thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) ngập sâu từ 50 - 80 cm. Nhiều nhà dân đã bị nước tràn vào nhà, phải di tản đồ đạc trong đêm.
Toàn thành phố Nam Định chỉ còn một số đoạn cao thuộc đường Trường Chinh, Phù Nghĩa... không bị ngập. Các hàng quán, cơ sở kinh doanh phần lớn đóng cửa. Tất cả cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Nam Định đã thông báo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn. Một số khu vực tại thành phố đã bị mất điện.
Đến 8 giờ 10/9, lượng mưa đã giảm, nước trên các tuyến đường tại thành phố Nam Định đang rút, song khá chậm. Ở những khu vực ngập sâu, người dân phải dùng bạt, bao cát để đắp thành bờ, quây cửa nhà ngăn nước và dùng máy bơm mini bơm nước từ trong nhà ra ngoài đường.
Khu vực chân cầu Đò Quan - cây cầu bắc qua sông Đào nằm trên trục đường Trần Hưng Đạo để tỏa đi các huyện ven biển của tỉnh, bị ngập sâu. Nhiều phương tiện bị chết máy. Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Nam Định, đã bố trí xe chuyên dụng giúp nhân dân di chuyển qua điểm ngập này.
Thái Bình cấp điện ổn định trở lại cho 80% khách hàng
Thông tin từ Công ty Điện lực Thái Bình cho biết, tính đến 17 giờ ngày 9/9, Điện lực Thái Bình đã cung cấp điện ổn định trở lại cho trên 593.000 khách hàng (đạt gần 80% tổng số khách hàng).
Ngoài ra, còn gần 158.000 khách hàng chưa được cung cấp điện. Dự kiến đến 23 giờ 30 phút ngày 9/9 sẽ khôi phục phụ tải tại 4 huyện gồm Tiền Hải, Thái Thụy, Đông Hưng, Hưng Hà, bảo đảm cung cấp điện ổn định cho các khu vực này.
Với sự nỗ lực tối đa của ngành điện tỉnh Thái Bình, đến nay, đa phần các hộ dân đã được cấp điện ổn định trở lại. Dự kiến đến trưa ngày 10/9, hầu hết các hộ dân, khách hàng sẽ được cấp điện ổn định.
Ninh Bình khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa lũ
Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hoàng Long qua địa phận tỉnh Ninh Bình dâng nhanh, khiến một số địa phương tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, bị ngập lụt.
Dù đã có sự chuẩn bị trước nhưng nước lũ về nhanh trong đêm khiến gia đình ông Trần Văn Giỏi, thôn Kênh Gà, huyện Gia Viễn, vẫn chưa kịp di dời hết tài sản và đồ dùng sinh hoạt. Hiện những người trong gia đình ông Giỏi đã được sơ tán đến những khu vực an toàn, chỉ có mình ông Giỏi ở lại để trông coi nhà cửa, gia súc, gia cầm.
Ông Trần Văn Giỏi cho biết: “Gia đình có chuẩn bị trước phao trong nhà nhưng cũng còn một số không chạy hết vì lũ xuống quá đột ngột. Có thiệt hại như đồ điện, bàn ghế không chạy kịp vẫn nổi hết ở trong nhà”.
Đêm 08/9, lũ từ thượng nguồn đổ về làm mực nước sông Hoàng Long dâng cao, khiến cho tuyến đường nối liền các xã Gia Lạc, Gia Minh, Gia Phong bị ngập, cô lập giao thông với bên ngoài.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình, cho biết: “Hiện nay, lũ trên sông Hoàng Long bắt đầu rút nhưng các bụng chứa của lũ đã đầy rồi, nếu tiếp tục xuất hiện mưa lớn và có đỉnh lũ tiếp theo sẽ bất lợi cho tuyến đê tả hữu sông Hoàng Long. Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục cử các lực lượng trực, tuần tra, canh gác, làm sao nắm chắc được diễn biến của mưa lũ từ đó kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai để có những chỉ đạo kịp thời.
Đối với người dân, chúng tôi khuyến cáo phải theo dõi kịp thời tình hình lũ trên các triền sông, đặc biệt lũ trên sông Hoàng Long, từ đó chủ động kê cao đồ đạc, tránh ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản”.
Đỉnh lũ cao nhất tại địa phương là thời điểm đêm ngày 8/9, rạng sáng 9/9, đạt mức 3,81m tại Bến Đế. Từ rạng sáng 9/9 đến trưa 9/9, nước đã rút khoảng 40 cm.
Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.
Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày1/1/2025, về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, công an có thể khai thác dữ liệu từ camera hành trình để xử lý vi phạm.
Với sự kết nối mạnh mẽ và sự đa dạng của các ngành nghề, người trẻ đang đứng trước những cơ hội đầy hứa hẹn. Họ chọn những con đường sáng tạo hơn, chủ động hơn trong công việc. Không ít người đã rẽ lối sang công việc tự do để theo đuổi đam mê, mong muốn tự do thể hiện bản thân mình.
0